Không được phép lùi

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua, Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra và họp phiên bế mạc.

Trong nhiều vấn đề được Kỳ họp bàn thảo có nội dung quy hoạch và đường bộ cao tốc. Chính phủ sẽ quyết tâm rất cao để thực hiện bằng được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội 13 đã đề ra, để hoàn thành 3.000km đường cao tốc đến 2025 và 5.000km đường cao tốc đến năm 2030, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phát biểu trước Quốc hội.

Đúng là hạ tầng giao thông tiếp tục là “điểm nghẽn”, “nút thắt” của phát triển. Trong các nguyên nhân làm chi phí logistics Việt Nam cao hơn khu vực (chưa nói đến các nước phát triển) có chi phí vận tải. Ở nước ta, phương thức vận tải đường bộ lại đang chiếm ưu thế.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải đường bộ được dự báo sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các doanh nghiệp logistics vận tải của Việt Nam. Bởi, lĩnh vực này dễ thâm nhập hơn so với vận tải đường sắt, đường hàng không hay đường biển (cần phải kết nối chuẩn).

Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là vốn, mò mẫm về mô hình tổ chức, quản lý, vận hành... Việt Nam rất chậm trong việc phát triển hệ thống đường bộ cao tốc và không cân đối giữa các vùng, miền.

Năm 2020, người đứng đầu Chính phủ từng nhấn mạnh: “Nghèo cũng phải làm giao thông, khá cũng phải làm giao thông, càng giàu càng phải làm giao thông; đại lộ đại phú... Không có giao thông khó có thể phát triển được đất nước, chúng ta phải quyết tâm, phấn đấu để làm hệ thống giao thông nước ta tốt nhất, đáp ứng được phát triển, hiện đại hóa, công nghiệp hóa”.

Tinh thần của Chính phủ hiện nay rất quyết liệt. Sáng 15/6, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Chính phủ triển khai thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo. 23 địa phương có dự án đi qua tham dự qua hình thức trực tuyến.

Nguồn vốn đã bố trí, khối lượng công việc là đặc biệt lớn, nếu không đổi mới, không quyết tâm thì không thể thực hiện được. Dự án trọng điểm quốc gia này là nhiệm vụ trọng tâm, nếu không “đột phá” về cách làm, triển khai không chặt chẽ, quyết liệt, khẩn trương, giám sát hiệu quả tiến độ, chất lượng công trình thì sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành.

Chắc chắn các nhà thầu xây dựng (đã trúng thầu) không đáp ứng được yêu cầu thì phải điều chuyển khối lượng, thay thế ngay; Ban quản lý không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng cũng phải thay thế.

“Mục tiêu không được phép thay đổi, từ nay tới cuối năm, dứt khoát phải hoàn thành 361km của giai đoạn 1”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kết luận và khẳng định không lùi thời hạn phê duyệt 12 dự án thành phần (giai đoạn 2 của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông), hoàn thành trong tháng 6 để bảo đảm khởi công dự án trong tháng 12/2022. Thái độ kiên quyết đã được phát ra từ “tổng hành dinh” Ban Chỉ đạo. Không được phép lùi trở thành kỷ cương.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hoài Đức (Hà Nội): Tạm dừng công trình xây dựng gây hư hại hộ liền kề

Hình ảnh một phần hiện trạng ngôi nhà của ông Tâm, bà Vân. (Ảnh: Tuệ Phong)
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của ông Nguyễn Hữu Tâm, bà Nguyễn Thị Vân (ngụ khu đất dịch vụ Cụm công nghiệp Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) phản ánh việc công trình liền kề trong quá trình thi công, xây dựng đã gây hư hại nghiêm trọng đến ngôi nhà của gia đình; cán bộ địa chính của UBND xã Kim Chung cho biết, UBND xã đã yêu cầu tạm dừng xây dựng công trình để khắc phục hư hại với các công trình liền kề theo quy định.

Chư Tôn đức Ni dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng

Chư Tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương dâng hương tưởng niệm tại chùa Kim Liên và Đền Hai Bà Trưng
(PLVN) - Sáng 2/4 (tức mùng 5 tháng 3 năm Ất Tỵ), chư Tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới GHPGVN Thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trên cả nước đã câu hội về chùa Kim Liên cử hành Lễ dâng hương tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật giáo Việt Nam.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại; sửa quy định về chính sách hỗ trợ đối với sinh viên sư phạm; quy định về phí bảo lãnh ngân hàng; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2025.

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên

Vụ đề nghị được mua nhà tái định cư tại Hà Nội: Sở Xây dựng có ý kiến đến UBND quận Long Biên
(PLVN) - Sau khi nhận được phản ánh của bà Lại Thị Nghĩa do Báo PLVN chuyển đến về việc UBND quận Long Biên (Hà Nội) không bố trí tái định cư (TĐC) cho gia đình bà Nghĩa vì cho rằng diện tích còn lại sau khi thu hồi đất là 16,1m2 đủ điều kiện xây dựng nhà để ở, là không đúng quy định; Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Long Biên rà soát lại các nội dung của Văn bản 775/QLĐT ngày 13/8/2021 của Phòng Quản lý đô thị (QLĐT).

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định

Tiếp vụ công trình sai phạm của Công ty Trường Thoa: Cần nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại phường Năng Tĩnh (TP Nam Định, tỉnh Nam Định), công trình xây dựng sai phạm nằm bên ngoài đê sông Đào của Cty TNHH Trường Thoa dù đã bị xử phạt hành chính, UBND tỉnh yêu cầu tháo dỡ, khắc phục hậu quả trong 1 năm, Sở Xây dựng cũng đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế từ năm 2024 nhưng đến nay công trình này vẫn chưa bị cưỡng chế, vẫn được sử dụng kinh doanh như bình thường.

Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thực tế cho thấy, có nhiều người đi bộ bắt xe, tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Vậy người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý thế nào?

Người lao động tự do xin xác nhận thu nhập để mua nhà ở xã hội tại đâu?

Luật sư Tống Chí Cường.
(PLVN) - Bà Nguyễn Mừng (Hà Nội) hỏi: Hai vợ chồng tôi là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, tổng thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng dưới 30 triệu đồng. Hiện vợ chồng tôi có nhu cầu mua nhà ở xã hội để ổn định cuộc sống. Xin hỏi, gia đình tôi cần đến cơ quan nào để xin xác nhận về điều kiện thu nhập?

Một bạn đọc phản ánh 'bị chậm bàn giao tài sản trúng đấu giá': Trả lời của Cục Thi hành án dân sự Vĩnh Phúc

Cục THADS tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan phản ánh của ông Đỗ Văn Hiếu (ngụ xã Liên Châu, huyện Yên Lạc) cho rằng có việc chậm bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, đại diện Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, người phải thi hành án (THA) không tự nguyện thi hành, vụ việc phức tạp, Chi cục THADS huyện Yên Lạc đang phối hợp tuyên truyền, vận động, chuẩn bị cưỡng chế giao tài sản theo quy định.

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự do ảnh hưởng bởi thiên tai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) -  Bạn Ngọc Minh (Lào Cai) hỏi: Doanh nghiệp của tôi đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai. Việc kinh doanh bị đình trệ, doanh thu giảm sút và doanh nghiệp không thể duy trì số lượng nhân sự như trước. Xin hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có thể cắt giảm nhân sự với lý do thiên tai không? Nếu có, doanh nghiệp cần tuân thủ những điều kiện và thủ tục nào?