Không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương lưu ý không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch, làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Cụ thể, Văn bản số 6864/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu:

Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông gắn với yêu cầu về phòng chống dịch bệnh COVID-19; lưu ý không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch, làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khẩn trương rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiện toàn thành viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; đồng thời đề nghị Ban An toàn giao thông các địa phương khẩn trương rà soát, kiện toàn nhân sự theo thẩm quyền nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới.

Không để ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch. (Ảnh minh họa)

Không để ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch. (Ảnh minh họa)

Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và các bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất thành lập Ban thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (làm việc theo chế độ kiêm nhiệm), trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2021; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tổng kết Nghị quyết số 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (trong tháng 11/2021), làm cơ sở để xây dựng Nghị quyết mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ GTVT xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, khắc phục ùn tắc giao thông theo lộ trình từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dần chuyển sang trạng thái bình thường mới, bảo đảm thực hiện thống nhất đối với các bộ, ngành, địa phương; Xây dựng Quy chế báo cáo và hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nghiên cứu, đề xuất định hướng chỉ đạo xử lý các vụ tai nạn giao thông, bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo với nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2021; phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị nội dung và tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông 9 tháng năm 2021, định hướng nhiệm vụ quý IV năm 2021.

Đọc thêm

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.