Không để xảy ra tình trạng oan sai, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức

Một hội nghị tập huấn nghiệp vụ bồi thường nhà nước theo hình thức trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức.
Một hội nghị tập huấn nghiệp vụ bồi thường nhà nước theo hình thức trực tuyến do Bộ Tư pháp tổ chức.
(PLVN) - Cần quán triệt các đơn vị nâng cao ý thức trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng oan sai, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án…

Với vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi thường nhà nước, các cơ quan có liên quan đều khẩn trương đẩy nhanh tiến độ xem xét, thụ lý giải quyết kịp thời các yêu cầu bồi thường, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, nhất là với các trường hợp oan sai. Tuy nhiên, quá trình giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đòi hỏi cán bộ, công chức nâng cao ý thức trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, không để xảy ra tình trạng oan sai, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức.

Nhiều vụ bồi thường phức tạp được giải quyết, dư luận rất đồng tình

Để tạo thuận lợi cho người có yêu cầu bồi thường nhà nước (BTNN), từ cuối năm 2019, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu BTNN. Theo đó, Thông tư đã hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu BTNN đối với vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Nội dung hướng dẫn bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại; Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường; Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; Phục hồi danh dự; Việc chi trả tiền bồi thường.

Cụ thể, trường hợp người bị thiệt hại trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người bị thiệt hại viết văn bản yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn hoặc ghi lại nội dung yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn bằng văn bản và yêu cầu người bị thiệt hại ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Việc hỗ trợ, hướng dẫn được thực hiện bằng các hình thức sau: Hỗ trợ, hướng dẫn bằng văn bản; Hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho người bị thiệt hại.

Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn và các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có), cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn vào sổ tiếp nhận, xử lý yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn. Trong thời hạn 1 ngày làm việc kể từ ngày vào sổ tiếp nhận, xử lý yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn cử người hỗ trợ, hướng dẫn.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày được cử, người hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu BTNN theo trình tự sau: Lập báo cáo về vụ việc; Phân loại vụ việc thuộc các lĩnh vực phát sinh trách nhiệm BTNN; Nghiên cứu, đề xuất giải quyết đối với yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn (trường hợp thuộc thẩm quyền cơ quan mình và đúng đối tượng được hỗ trợ, hướng dẫn; trường hợp yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn cần thống nhất nội dung hỗ trợ, hướng dẫn với các cơ quan có trách nhiệm phối hợp; trường hợp yêu cầu hỗ trợ có khó khăn, vướng mắc trong quá trình yêu cầu bồi thường).

Ông Trần Văn Thêm (Bắc Ninh) trong ngày được công khai xin lỗi vì bị kết án oan.

Ông Trần Văn Thêm (Bắc Ninh) trong ngày được công khai xin lỗi vì bị kết án oan.

Cùng với Thông tư 09 này còn có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 như Nghị định số 68/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN và Thông tư số 04/2018/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu trong công tác BTNN, Thông tư số 08/2019/TT-BTP quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý về công tác BTNN… Nhờ vậy, một số vụ việc phức tạp, kéo dài đã được giải quyết dứt điểm như vụ việc của ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh, ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận..., được nhân dân và dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ, góp phần giữ vững ổn định trật tự xã hội ở địa phương.

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường nhà nước

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Chẳng hạn như, vấn đề xác định thiệt hại và mức bồi thường theo quy định còn nhiều bất cập; trách nhiệm chứng minh thiệt hại của người yêu cầu trong nhiều trường hợp là rất khó khăn và mất nhiều thời gian cho việc thu thập chứng cứ do có những thiệt hại xảy ra đã lâu không thể chứng minh được cụ thể thiệt hại xảy ra.

Ngoài ra, một số quy định pháp luật nói chung và Luật TNBTCNN năm 2017 còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, dẫn đến nhận thức và cách hiểu khác nhau, gây khó khăn trong quá trình thương lượng để bồi thường thiệt hại, làm cho việc giải quyết yêu cầu bồi thường bị kéo dài. Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn xác định thiệt hại trong một số trường hợp chưa tốt. Một số trường hợp, việc giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cũng gặp nhiều khó khăn do người bị thiệt hại hiểu biết chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về TNBTCNN nên trong quá trình giải quyết bồi thường, người bị thiệt hại không thực sự hợp tác với cơ quan có trách nhiệm bồi thường làm kéo dài thời gian giải quyết của các cơ quan chức năng.

Trên cơ sở đó, để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại, cần tăng cường công tác phối hợp liên ngành để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về bồi thường. Đồng thời, xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong hoạt động giải quyết BTNN và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về công tác bồi thường. Làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan bổ trợ tư pháp như định giá, giám định, cung cấp chứng cứ… để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến BTNN.

Không những thế, cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Luật TNBTCNN năm 2017 tới cán bộ, công chức để nâng cao ý thức trách nhiệm trong khi thi hành công vụ; tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức được tiếp cận và hiểu rõ các quy định của pháp luật về BTNN, từ đó có ý thức trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, cần quán triệt các đơn vị nâng cao ý thức trách nhiệm, không để xảy ra tình trạng oan sai, gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết, xét xử các vụ án…

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).