Không để xảy ra thất thoát trong phân bổ tiền ủng hộ chống dịch Covid-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc thực hiện phân bổ tiền, hàng của các tầng lớp nhân dân ủng hộ chống dịch Covid-19 nhất định không để xảy ra sai sót, thất thoát.

Chiều 13/4, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác mặt trận quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2020.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chia sẻ, ngay từ những ngày đầu năm 2020, đất nước đã phải đối mặt với những khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Đến nay, cả nước đã có 265 ca nhiễm với nhiều ổ dịch mới đang xuất hiện. Cùng với đó là hiện tượng xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung… làm thiệt hại sản xuất, nhất là thiếu nước sinh hoạt và nước cho nuôi trồng. 

Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn trên, trong quý I, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố đã cùng với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chăm lo cho người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; nắm bắt tình hình nhân dân và kịp thời chấp hành các nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và khuyến cáo của ngành Y tế và các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch, từ đó quyết tâm cùng Đảng, Nhà nước phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cũng đánh giá cao các địa phương thường xuyên phối hợp, chia sẻ thông tin cùng với Trung ương, vào cuộc kịp thời hưởng ứng cuộc phát động “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19”. 

Nổi bật trong 3 tháng đầu năm 2020 là việc MTTQ Việt Nam kịp thời kêu gọi, vận động toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân. 

Tính đến ngày 12/4, ở cấp Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ gần trên 840 tỷ đồng; ở địa phương là hơn 700 tỷ đồng, cùng với số lượng lớn hàng hóa, thiết bị, nhu yếu phẩm. Đặc biệt, chỉ trong thời gian hơn 20 ngày, số tiền ủng hộ từ các chủ thuê bao di động đạt trên 140 tỷ đồng. 

Tại nhiều địa phương, đã xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới và mang lại hiệu quả cao như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thái Bình, Đồng Nai, Vĩnh Phúc.

Theo ông Mẫn, trong thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống Mặt trận là tập trung phòng chống dịch và thực hiện vận động, tiếp nhận, phân bổ tiền, hàng ủng hộ chống dịch COVID-19. 

“Việc thực hiện phân bổ phải bảo đảm theo đúng chủ trương của Chính phủ và hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc quản lý, sử dụng nguồn tiền, hàng của các tầng lớp nhân dân ủng hộ, nhất định không để xảy ra sai sót, thất thoát”, ông nhấn mạnh.

Trước tình hình dịch bệnh còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, Ủy ban MTTQ các cấp cần có những giải pháp phù hợp trong việc bố trí nhân lực, thay đổi hình thức làm việc để vừa bảo đảm an toàn sức khỏe của cán bộ, vừa bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. 

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng lưu ý tới việc mặt trận các cấp cần quan tâm, nắm bắt tình hình của các tầng lớp nhân dân chịu ảnh hưởng do dịch bệnh và xâm nhập mặn, hạn hán gây ra để kịp thời động viên, chia sẻ, giúp đỡ để bảo đảm cuộc sống hằng ngày của nhân dân ở địa bàn dân cư và tại các cơ sở cách ly tập trung. 

Song song với đó cần chuẩn bị các kế hoạch, nội dung để sau khi hết dịch là tập trung ngay vào triển khai các công việc trong năm 2020 đã đề ra, nhất là việc tham gia vào quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp.

Đọc thêm

Cả nước chính thức còn 34 tỉnh, thành phố

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng nay, 12/6, với 461/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua. Như vậy, từ hôm nay, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố (TP).

Sửa đổi, bổ sung 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng: Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương liên quan đến sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV ngày 11/6 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận sẽ hình thành nên tỉnh Lâm Đồng mới với diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đầy đủ tiềm năng lợi thế mà ít nơi có được. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu cần tổ chức lại không gian phát triển tỉnh Lâm Đồng mới theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực.

Không cấm nhà giáo dạy thêm

Quang cảnh phiên họp sáng 9/6 cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6

Kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; hoàn thành trước ngày 10/6/2025.