Không để pháp luật, thể chế là rào cản cho sự phát triển

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị
(PLO) - Tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018, hôm qua, 25/12, Bộ trưởng Lê Thành Long yêu cầu cố gắng khắc phục nợ đọng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; nghiên cứu giới thiệu, khai thác, triệt để áp dụng kết quả của Bộ pháp điển; chủ động và kịp thời hơn trong việc phản ứng chính sách, vận dụng thể chế trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn để tạo cơ chế, động lực cho sự phát triển, không để pháp luật, thể chế là rào cản cho sự phát triển.
 

Dự hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2018 theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội, ngoài Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, còn có Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương.

Về phía Bộ Tư pháp, có Bộ trưởng Lê Thành Long, nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường, các Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Phan Chí Hiếu, Trần Tiến Dũng, Lê Tiến Châu, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Đưa công tác tư pháp đến gần với người dân hơn

Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2018, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cho biết: Trong năm 2017, công tác chỉ đạo, điều hành của bộ, ngành, địa phương đối với công tác tư pháp, pháp chế tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và từng địa phương với quyết tâm đổi mới theo phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính và phục vụ nhân dân. Các mặt công tác cụ thể từ xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; thi hành án dân sự đến phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật… đều đạt kết quả đáng khích lệ

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, bất cập như chưa đạt mục tiêu chấm dứt tình trạng nợ đọng thông tư của các bộ; chưa thu hút được nhiều nguồn lực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; tình trạng lạm dụng bản sao chứng thực, lạm dụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 còn nhiều. Trong lĩnh vực thi hành án, số việc và tiền có điều kiện chưa thi hành chuyển kỳ sau còn nhiều; việc chấp hành bản án, quyết định hành chính của một số cơ quan nhà nước chưa nghiêm…

Bước sang năm 2018, công tác tư pháp và pháp chế sẽ tập trung thể chế hóa và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; thực hiện quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực gắn liền với người dân, doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin thực chất, hiệu quả hơn, đổi mới lề lối làm việc góp phần nâng cao chất lượng các mặt công tác, đưa công tác tư pháp đến gần với người dân hơn…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận làm rõ thêm các kết quả công tác, phản ánh một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất nhiều giải pháp để phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế. Nhiều đại biểu mong muốn Bộ Tư pháp quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ làm pháp chế của các bộ, ngành, địa phương. 

Chủ động và kịp thời hơn trong việc phản ứng chính sách

Nhắc lại một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp đã được Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, trong số đó có những nhiệm vụ trước mắt, có những nhiệm vụ tạo tiền đề lâu dài và cảm nhận được sự tin tưởng của Chủ tịch nước trong thực hiện các nhiệm vụ để tăng cường vai trò, vị thế của ngành Tư pháp trong xã hội, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành hết sức quan tâm chuẩn bị cho Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh năm 2018, nhất là xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, các dự án thực hiện Luật Quy hoạch… để xử lý các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, đồng thời xác định được thứ tự ưu tiên, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng cũng yêu cầu cố gắng khắc phục nợ đọng văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; nghiên cứu giới thiệu, khai thác, triệt để áp dụng kết quả của Bộ pháp điển; chủ động và kịp thời hơn trong việc phản ứng chính sách, vận dụng thể chế trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn để tạo cơ chế, động lực cho sự phát triển, không để pháp luật, thể chế là rào cản cho sự phát triển.

Ngoài ra, phải nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp, thực hiện chuẩn hóa quy trình tiếp nhận, giải quyết các đơn yêu cầu của người dân, doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi hành án dân sự đã được Quốc hội giao; tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 71/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thi hành án hành chính…

Bộ trưởng đặc biệt lưu ý các địa phương trong hoạt động đầu tư nước ngoài  hiện cho thấy các tranh chấp đầu tư thường phát sinh từ những quyết định hành chính đơn lẻ, bị các bên đầu tư tận dụng, thậm chí lợi dụng để khiếu kiện. Các cơ quan chuyên môn địa phương cần tham mưu cho lãnh đạo địa phương trước khi ban hành các quyết định hành chính, giảm thiểu tranh chấp đầu tư trong thực hiện các dự án phát triển.

Nói về các giải pháp, Bộ trưởng đề nghị tiếp tục bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng chuẩn bị cuộc họp phải sát, chuẩn bị hội nghị, hội thảo phải có lý, đi công tác địa phương phải chuẩn bị kỹ về nội dung, kết hợp các chuyến công tác khác nhau. Một giải pháp đột phá được Bộ trưởng nêu lên là tăng cường công nghệ thông tin trong bối cảnh biên chế phải tinh giản, khối lượng công việc ngày càng nhiều.

Đọc thêm

Quảng Ninh hiện có 1.787 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số

Hòa giải viên người dân tộc Dao (xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) Trần Thị Sửu, thường xuyên tìm hiểu kiến thức pháp luật qua sách báo.
(PLVN) -Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.453 tổ hòa giải với tổng số 8.983 hòa giải viên, trong đó có 1.787 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số (DTTS). Các hòa giải viên cơ sở đa phần là cán bộ hưu trí đã nghỉ hưu, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, khu phố và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, người có uy tín trong cộng đồng.

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên
(PLVN) - Sáng 21/9, Lễ khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã diễn ra trang trọng tại tỉnh Khánh Hòa. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV dự và chỉ đạo khai mạc.

Mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Nam Phi

Mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Nam Phi
(PLVN) - Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại An-giê-ry, từ ngày 18-20/9/2023, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đã thăm và làm việc với các cơ quan tư pháp và pháp luật của Cộng hòa Nam Phi. Mục đích của chuyến thăm là tìm hiểu hệ thống pháp luật và tư pháp của Nam Phi; trao Bản Ghi nhớ cấp Chính phủ về hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước; trao đổi nhằm mở ra cơ hội hợp tác giữa hai Bên trong lĩnh vực này.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
(PLVN) -Sáng 20/9/2023, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 20/9/2023, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức “Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ tư pháp) Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì Hội nghị.

Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Bộ Tư pháp

Toàn cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 19/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Bình Định hoàn tất công tác chuẩn bị tham dự Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Bình Định hoàn tất công tác chuẩn bị tham dự Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV
(PLVN) - Các thành viên tham dự Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2023 của tỉnh Bình Định chính là các hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu và được lựa chọn từ Cuộc thi Hòa giải viên do UBND tỉnh tổ chức trước đó vào ngày 25/5. Hiện đội thi đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị và sẵn sàng tham dự Cuộc thi Hòa giải viên giỏi Vòng thi Khu vực Miền Trung Tây nguyên sắp được diễn ra trong thời gian tới.

Thanh Hóa sẵn sàng cho cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Đội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Thanh Hóa nỗ lực tập luyện sẵn sàng thể hiện tài năng trên sân khấu
(PLVN) - Để chuẩn bị cho vòng thi khu vực miền Trung – Tây Nguyên diễn ra tại TP Nha Trang, liên tục trong thời gian qua, đội được lựa chọn đại diện cho tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội thi đã khẩn trương luyện tập, hoàn thiện phần tiểu phẩm cũng như nghiên cứu quy định pháp luật để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tình huống.

6 tỉnh, thành “giành vé” vào vòng chung kết cuộc thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trao giải Nhất cho đội Hà Tĩnh.
(PLVN) - Qua 02 ngày thi sôi nổi, ngày 15/9, vòng thi khu vực miền Bắc - Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023 do Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức tại Hải Phòng đã thành công tốt đẹp. 6 đội thi đến từ các địa phương Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc,  Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng đã được lựa chọn để bước vào vòng chung kết toàn quốc.

Hành trình ‘vào Nam ra Bắc’ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của nữ giảng viên kỳ cựu

GS Hoàng Thị Kim Quế. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Cả cuộc đời chuyên tâm gắn bó với công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước “từ Nam, ra Bắc”, đến nay ở tuổi nghỉ hưu, GS.TS. Giảng viên cao cấp Hoàng Thị Kim Quế vẫn tâm huyết, đam mê công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình cho các sinh viên và thế hệ giảng viên trẻ.