Không để ma túy gây hại cho thanh, thiếu niên

Một buổi tuyên truyền phòng, chống ma túy dành cho học sinh.
Một buổi tuyên truyền phòng, chống ma túy dành cho học sinh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Độ tuổi của người sử dụng ma túy đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Nhiều học sinh, thanh, thiếu niên thiếu kỹ năng để phòng, chống ma túy nên khó có thể xử lý với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy. Từ đó có thể thấy, yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy cho thanh, thiếu niên là rất cấp thiết.

Ngăn chặn sự trẻ hóa của người sử dụng ma túy

Theo hồ sơ quản lý của ngành Công an, hiện ở nước ta có hơn 230.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Độ tuổi của người sử dụng ma túy có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, thống kê trong số hơn 230.000 người nghiện có hồ sơ quản lý thì số người từ 16 - 30 tuổi chiếm 48%, đặc biệt trong độ tuổi học sinh phổ thông có xu hướng tăng.

Nguyên nhân dẫn đến học sinh, thanh, thiếu niên vướng vào ma túy do cả khách quan lẫn chủ quan. Khách quan là các loại ma túy tổng hợp ngày càng đa dạng về chủng loại, giá thành rẻ, dễ sử dụng dưới những cái tên mỹ miều, gây tò mò như “tem giấy”, “bùa lưỡi”, “nước vui”, “trà sữa”, “khô gà”…

Đồng thời, các loại hình vui chơi, giải trí như quán bar, karaoke, vũ trường… phát triển nhanh chóng nên số lượng người sử dụng ma túy là thanh, thiếu niên ngày càng tăng. Về chủ quan, một bộ phận học sinh, thanh, thiếu niên hiện nay có lối sống buông thả, thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhà trường.

Bên cạnh đó, nhiều học sinh, thanh, thiếu niên thiếu kỹ năng để phòng, chống ma túy nên khó có thể đối đầu, xử lý với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma túy. Vì vậy, việc trang bị cho học sinh, thanh, thiếu niên những kỹ năng, kiến thức cơ bản là rất cần thiết để giúp thế hệ trẻ chủ động tránh xa ma túy.

Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với tội phạm và tệ nạn ma túy. Đơn cử như Bộ Công an đã phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT về phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục; Phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS HCM triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03/2011/NQLT về “Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên”.

Song song với việc tăng cường tuyên truyền về pháp luật, về các chất ma túy mới để thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên biết, chủ động phát hiện, phòng tránh, thì cơ quan chức năng cũng thường xuyên kiểm tra, rà soát và triển khai các biện pháp nghiệp vụ phát hiện, đấu tranh, xử lý các vi phạm về sử dụng trái phép chất ma túy khu vực trường học, trong quán bar, karaoke, vũ trường…

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Trên cả nước, nhiều mô hình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đã và đang được nhân rộng với những cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả cao.

Ngày 26/3 vừa qua, Công an thành phố Hải Phòng đã phối hợp với Thành đoàn Hải Phòng tổ chức hội nghị phát huy vai trò của tổ chức đoàn, đoàn viên trong thực hiện nhiệm vụ “Phấn đấu từng bước đưa Hải Phòng trở thành thành phố không có tội phạm về ma tuý” và ký Kế hoạch phối hợp giữa Công an thành phố và Thành đoàn về thực hiện Chương trình phòng, chống ma tuý trong thanh, thiếu niên đến năm 2030.

Tỉnh Yên Bái đã cho ra mắt các “Khu dân cư không có thanh, thiếu niên mắc tệ nạn xã hội”, duy trì hoạt động hiệu quả mô hình các câu lạc bộ “Tuổi trẻ pháp luật”, “Thôn, bản, xã, phường không có thanh, thiếu niên nghiện ma túy”, đẩy mạnh hoạt động cảm hóa, giúp đỡ thanh, thiếu niên sau cai nghiện; phát động trong học sinh, sinh viên “Chung tay nói không với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng”.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Thuận, trên địa bàn tỉnh, nhiều mô hình phòng, chống ma túy được xây dựng, nhân rộng, góp phần hạn chế tình trạng thanh, thiếu niên tham gia tệ nạn ma túy. Điển hình như mô hình “Khu phố không có ma túy”; “Thanh niên tham gia phòng, chống ma túy”; “CLB thắp sáng niềm tin”...

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo các cấp chú trọng và đẩy mạnh công tác cảm hóa giáo dục thanh, thiếu niên chậm tiến và người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Nhiều trường hợp đã cai nghiện thành công và có việc làm ổn định, phát triển kinh tế gia đình.

Tỉnh Bình Phước cũng triển khai nhiều hình thức phù hợp, giúp đỡ thanh, thiếu niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thành lập được 43 câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”... Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hạn chế số lượng thanh niên nghiện ma túy và tăng cường các biện pháp để giúp đỡ, giáo dục, giới thiệu việc làm cho nhiều thanh niên...

Mới đây, ngày 2/2/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 140/QĐ-TTg ban hành Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030. Chương trình phấn đấu kiềm chế tỷ lệ gia tăng; tiến tới giảm số lượng thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy so với năm trước; đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp và thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật.

Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030 cũng đưa ra mục tiêu hàng năm cần làm giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy so với năm trước; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định...

Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh, thiếu niên; quản lý, hỗ trợ thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng...

Đọc thêm

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'
(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.