Không để HS, SV phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí

Ngày 12/5 tại thành phố Thanh Hoá, Bộ GD&ĐT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội thảo xây dựng chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Ngày 12/5 tại thành phố Thanh Hoá, Bộ GD&ĐT phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội thảo xây dựng chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Tới dự và chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý, ông Vương Văn Việt – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cùng đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ tài chính, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản HCM, Uỷ ban dân tộc, Ngân hàng chính sách xã hội và 180 đại biểu đại diện cho 62 huyện nghèo, các Sở, các trường ĐH, CĐ, Học viện, Trung cấp CN&DN trong cả nước... 

Không để HS, SV phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí ảnh 1
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý phát biểu chỉ đạo Hội thảo

Xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục là một trong những chủ trương, chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nhằm hướng vào phát triển con người, cải thiện cơ sở vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa địa bàn các dân tộc, nhóm dân cư trong cả nước...

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng quan tâm, đầu tư các chính sách, nguồn lực để ưu tiên phát triển cho khu vực miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, song với mức độ chuyển biến còn chậm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, HS bỏ học vì điều kiện kinh tế vẫn còn...

Để tiếp tục đẩy mạnh và bền vững hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và các chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 27/12/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30a, nhằm tạo sự chuyển biến, thúc đẩy sự phát triển, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên nghèo...

Kể từ đó đến nay, diện mạo các huyện nghèo đã có sự thay đổi đáng kể, đời sống của đồng bào được cải thiện rõ rệt, các đối tượng chính sách, hộ nghèo đã được tạo điều kiện để con em được đến trường và dần từng bước sẽ không để học sinh nghèo không được đi học vì không có tiền đóng học phí...

2.jpg
Ông Vương Văn Việt – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại Hội thảo

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội đến nay riêng vốn đầu tư của toàn xã hội dành cho giáo dục và đào tạo đang tăng lên không ngừng, vốn ngân sách tăng từ 74.017 tỷ đồng/năm 2008 lên 91.986 tỷ đồng/năm 2009 (tăng 24%); cơ sở vật chất dần được đảm bảo; giáo viên được bổ sung vềsố lượng và nâng cao trình độ; học sinh, sinh viên tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Riêng học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề năm học 2008- 2009 là 2.345.269 học sinh, sinh viên, tăng 10,2% so với năm học 2007-2008 và dự kiến năm học 2009 - 2010 là 2.620.000 học sinh, sinh viên, tăng 11,7% so với năm học 2008- 2009. Ngoài ra, hộ gia đình thuộc hộ cận nghèo (có thu nhập bình quân tối đa bằng 150% của hộ nghèo) đang vay vốn chương trình tín dụng học sinh, sinh viên là 9.286 tỷ đồng với 767 nghìn hộ chiếm 50% tổng số hộ vay vốn. Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất đang vay vốn chương trình này là 2.404 tỷ đồng với 220 nghìn hộ chiếm 14% tổng số hộ đang vay vốn. Học sinh, sinh viên thuộc diện mồ côi đang vay vốn chương trình này là 72 tỷ đồng với 6 nghìn học sinh, sinh viên chiếm 0,39% tổng số hộ đang vay vốn. Riêng cho vay học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo có tổng dư nợ 6.462 tỷ đồng, với 375 nghìn hộ, trong đó: Tại 62 huyện nghèo của cả nước có tổng dư nợ là 227 tỷ đồng, bằng 3,5% tổng dư nợ, số hộ gia đình còn dư nợ 13 ngàn hộ, bằng 3,5% tổng số hộ cho vay học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo của cả nước.

Chính sách trên đã và đang tạo điều kiện rất nhiều cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nói chung, học sinh, sinh viên thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nói riêng được vay vốn để hỗ trợ chi phí đi học, chấm dứt tình trạng học sinh, sinh viên phải nghỉ học vì khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, tại Hội thảo nhiều ý kiến tham luận cho rằng, hiện nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên hiện vẫn tiếp tục tăng cao, trong khi nguồn vốn cho vay bị hạn chế nên dẫn tới nhiều thời điểm các ngân hàng đã không đáp ứng được kịp thời nhu cầu vay vốn của học sinh, sinh viên thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nghèo nói riêng và học sinh, sinh viên cả nước nói chung. Hơn thế, với mức cho vay 860.000đ/tháng/1 học sinh, sinh viên như hiện nay nhìn chung các em không đủ trang trải chi phí tiền ăn, tiền đi lại vì vậy cuộc sống của các em vẫn gặp rất nhiều khó khăn nên không ít em đã phải đi làm thuê để có thêm thu nhập phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập...

Không để HS, SV phải nghỉ học vì không có tiền đóng học phí ảnh 3
BTC điều hành Hội thảo

Ngoài ra, để giúp học sinh, sinh viên thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nghèo có đủ tiền để trang trải chi phí và yên tâm học tập, nhiều đại biểu đã nêu ra ý kiến đề xuất cần có tín dụng đặc thù, cụ thể như: Chính phủ cần điều chỉnh chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nghèo; Miễn học phí, các khoản đóng góp đầu tư xây dựng cơ bản, các khoản lệ phí đối với các em học sinh tiểu học để tạo cơ hội cho con em dân tộc được đến trường; Xây dựng thêm các điểm trường lẻ, lớp ghép, lớp cắm bản ở cấp tiểu học nhằm thu hút học sinh tới lớp; Hình thành bộ môn tiếng dân tộc tại các trường đại học vùng cao, tại khoa tiếng dân tộc trong các trường CĐSP ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống; Có chính sách riêng cho học sinh, sinh viên thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nghèo; Tăng mức cho vay lên 1.200.000đ/tháng/học sinh, sinh viên; Hay được ở KTX miễn phí trong thời gian học tập...

Sau khi nghe ý kiến phát biểu và thảo luận của các đại biểu tham dự Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đã nêu rõ mục tiêu của hội thảo lần này là nhằm đánh giá những kế hoạch bước đầu cũng như nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế và những vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh viên thuộc các huyện nghèo. Ngoài ra, Thứ trưởng cũng đánh giá cao những kết quả đã đạt được kể từ khi thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ, đồng thời cũng đề ra những mục tiêu cụ thể cần hoàn chỉnh hơn nữa trong thời gian tới như: Thực hiện đồng bộ các chính sách của Nghị quyết 30a, trong đó chú trọng các chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo còn có con em do thiếu tài chính nên chưa được đến trường; Các địa phương xác định các chỉ tiêu cụ thể trong quá trình tổ chức thực hiện; Ưu tiên bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để hết năm 2010 này cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng CSVC các trường đạt chuẩn; Cụ thể hoá mục tiêu mà Đảng và Chính phủ giao để các địa phương thực hiện bước đột phá cơ bản về sự phát triển giáo dục và đào tạo ở các huyện nghèo; Trình Chính phủ để xem xét tăng sự hỗ trợ thêm đối với học sinh thuộc các hộ nghèo của 62 huyện nghèo; Các địa phương rà soát lại tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ tại địa phương mình và đưa ra một cân đối chung để trình Thủ tướng Chính phủ nhằm xây dựng cơ chế chính sách sao cho phù hợp nhất để tất cả các em học sinh, sinh viên của 62 huyện nghèo nói riêng và học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn cả nước nói chung được hỗ trợ từ nguồn vốn vay ưu đãi để tạo điều kiện cho tất cả các em được học tập...

Tuy nhiên, để những chính sách này được khả thi, đạt hiệu quả cao và đi vào cuộc sống, góp phần hỗ trợ chi phí học tập, ăn ở, sinh hoạt, đi lại... cho các em học sinh, sinh viên các huyện nghèo, các gia đình chính sách cần phải đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của nhiều cấp, ngành cùng chung tay góp sức với Ngành giáo dục thì những chính sách hỗ trợ trên mới nhanh đến được với các hộ nghèo, từ đó sẽ dần không còn để học sinh, sinh viên nào không được đi học vì không có tiền đóng học phí..., Thứ trưởng Trần Quang Quý nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê của NH Chính sách xã hội, tính đến tháng 3/2010 dư nợ vốn vay tín dụng đối với HS, SV trên phạm vi cả nước vào khoảng 19.900 tỷ đồng; trong đó số HS, SV được vay: 1,8 triệu. Số gia đình diện vay tín dụng đào tạo là 1,6 triệu hộ. Ngoài ra, 2 NH NN&PTNT và NH TMCP Công thương cũng đã phát hành 194.235 thẻ ATM để NH Chính sách xã hội giải ngân cho HSSV.

Theo GDTĐ

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.