Không để học sinh, sinh viên thất học sau dịch

Thủ tướng yêu cầu triển khai các chính sách hỗ trợ đảm bảo không để học sinh, sinh viên thất học sau dịch.
Thủ tướng yêu cầu triển khai các chính sách hỗ trợ đảm bảo không để học sinh, sinh viên thất học sau dịch.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Yêu cầu trên được người đứng đầu Chính phủ đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 diễn ra cuối tuần qua.

Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên!

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến nhiều thời điểm học sinh không thể học trực tiếp tại trường. Giáo dục Việt Nam đã linh hoạt, chủ động chuyển trạng thái để thích ứng tình hình mới và thực hiện mục tiêu kép là: bảo đảm an toàn phòng dịch và hoàn thành các nhiệm vụ năm học đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh các kết quả đạt được, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong năm học 2020-2021 như việc sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường lớp có nơi còn cơ học, chưa phù hợp; còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên; chất lượng đội ngũ không đồng đều. Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước, chưa đạt tỷ lệ theo quy định.

Cùng với đó, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng làm việc chưa được chú trọng đúng mức; kỷ luật, kỷ cương quản lý trường, lớp ở nhiều nơi còn buông lỏng. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Việc triển khai tự chủ đại học (ĐH) nhiều nơi còn lúng túng... Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học...

Nêu vấn đề thừa, thiếu giáo viên tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, địa phương này đang thiếu gần 8 nghìn giáo viên, tập trung chủ yếu ở bậc mầm non và tiểu học, gây khó khăn cho ngành Giáo dục trong đảm bảo các hoạt động tổ chức dạy học.

Tương tự, bà Y Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum chia sẻ, thiếu biên chế giáo viên đang gây khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là dạy học 2 buổi/ngày. Theo thống kê, năm học 2021-2022, tỉnh Kon Tum còn thiếu 1.696 người, nhất là giáo viên Tiếng Anh, Tin học cho năm học 2022-2023 ở các địa bàn vùng sâu vùng xa.

Trước nhiều ý kiến địa phương đề cập đến vấn đề thiếu giáo viên, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nguyên tắc: “Ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên. Ở đâu có học sinh, ở đó phải có trường lớp. Bất cứ học sinh nào đến tuổi đi học, đến tuổi đến trường phải được bảo đảm quyền lợi một cách cao nhất. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ để cơ cấu lại hệ thống trường lớp, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với tình hình cụ thể từng địa bàn, từng đối tượng, từng khu vực”.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Đây là thời điểm mỗi giáo viên, học sinh, sinh viên háo hức, các phụ huynh mong chờ ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè vất vả, nhưng có lẽ nhiều nơi, nhiều địa phương trên cả nước chưa thực hiện được. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành giáo dục, của hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh”.

Nhìn nhận một số kết quả đạt được của ngành Giáo dục trong năm học 2020-2021, Thủ tướng đánh giá cao khi đề cập đến dấu ấn trong gỡ nút thắt về cơ chế chính sách cho đổi mới giáo dục; Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức sát tình hình, đảm bảo các yêu cầu về chống dịch và được xã hội đánh giá cao; kết quả của học sinh Việt Nam tại các kỳ Olympic khu vực, thế giới với 37/37 học sinh có giải thưởng; vị trí của đại học Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới; tinh thần tham gia chống dịch của các trường y dược…

Đồng thời, với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, Thủ tướng đề nghị tiếp tục nghiên cứu thấu đáo mối quan hệ tổng thể “lấy học sinh là trung tâm, lấy trường học làm nền tảng, lấy giáo viên làm động lực”.

Trước khó khăn, tác động lớn của dịch bệnh tới nhiều gia đình, Thủ tướng yêu cầu cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không thể đến trường. Những giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên mầm non thuộc các trường tư thục cũng cần được quan tâm hơn nữa. Thủ tướng đề nghị, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm cho giáo viên và học sinh trong các trường hợp đặc thù một cách phù hợp.

Một việc tưởng chừng nhỏ nhưng Thủ tướng đề nghị các đại biểu quan tâm, đó là trong đại dịch, nhiều gia đình không có thu nhập nên ảnh hưởng đến bữa ăn và chế độ dinh dưỡng của các cháu, đặc biệt là độ tuổi đang phát triển. Cần có chính sách hỗ trợ các trường bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú hoặc hỗ trợ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể chất tốt hơn cho các cháu. Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố nghiên cứu, duy trì, phát triển mô hình bán trú dân nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.