Không để gián đoạn thuốc điều trị HIV trong bối cảnh dịch bệnh

Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV.
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV.
(PLVN) - Nhằm không để gián đoạn điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Triển khai đồng bộ nhiều phương án

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công điện số 97/CĐ-BYT ngày 29/01/2021, để bảo đảm người nhiễm HIV không bị gián đoạn điều trị thuốc ARV trong tình hình mới, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố chú trọng thực hiện một số nội dung:

Lập kế hoạch, xây dựng các phương án duy trì khám và cấp thuốc ARV cho người nhiễm HIV, người điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) trong trường hợp cơ sở điều trị HIV/AIDS, cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bị cách ly hoặc phong tỏa, hoặc người bệnh bị cách ly, hoặc sống tại khu dân cư bị cách ly, hoặc giãn cách xã hội.

Trường hợp tỉnh/thành phố chỉ có duy nhất một cơ sở điều trị và cơ sở này bị phong tỏa, thì Sở Y tế quyết định cơ sở y tế thay thế, chịu trách nhiệm khám, cấp thuốc ARV cho người nhiễm HIV. Việc lựa chọn cơ sở y tế thay thế cần bảo đảm điều kiện thanh quyết toán các dịch vụ điều trị HIV/AIDS do Quỹ BHYT chi trả. Trường hợp chuyển người bệnh sang các cơ sở điều trị của tỉnh, thành phố giáp ranh, đề nghị báo ngay cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS để phối hợp giải quyết.

Các phương án, bao gồm: Cho người bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế của tỉnh/thành phố khác; ưu tiên phương án cấp thuốc ARV tại trạm y tế xã/phường gần nơi người bệnh sống nhưng cần được sự đồng thuận của người bệnh và trạm y tế bảo đảm bí mật cho người bệnh.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở điều trị triển khai các phương án bảo đảm điều trị thuốc ARV cho người nhiễm bệnh trong trường hợp cơ sở điều trị bị phong tỏa hoặc người bệnh bị cách ly, hoặc khi thực hiện giãn cách xã hội do Covid-19.

Chỉ đạo cho các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên địa bàn và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau: Đối với cơ sở điều trị, cần tiếp tục thực hiện phân luồng khám bệnh hợp lý ngay từ khâu tiếp đón người bệnh, phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế và người bệnh.

Thực hiện khám bệnh, tiếp nhận, chuyển tuyến điều trị và kê đơn thuốc ARV cho người nhiễm HIV theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 của Bộ Y tế về Quản lý điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV (Thông tư số 28/2018/TT-BYT). Căn cứ tồn kho thuốc ARV, nhu cầu sử dụng và tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, cơ sở điều trị quyết định cấp thuốc ARV cho người bệnh với số lượng không quá 90 ngày sử dụng. Điều chỉnh việc thực hiện xét nghiệm định kỳ trong theo dõi điều trị thuốc ARV để giảm tối đa nguy cơ mắc Covid-19 cho người bệnh.

Thông báo cho người bệnh cách thức xử trí để được tiếp tục điều trị thuốc ARV trong trường hợp cơ sở điều trị bị phong tỏa hoặc người bệnh bị cách ly hoặc sống tại khu vực bị phong tỏa, cách ly.

Trường hợp cơ sở điều trị bị phong tỏa, nhân viên y tế của cơ sở điều trị bị phong tỏa khẩn trương thông báo cho người bệnh về việc không tiếp nhận điều trị, đồng thời tư vấn, hướng dẫn người bệnh điều trị tiếp tục tại cơ sở điều trị theo phương án được Sở Y tế hướng dẫn để bảo đảm người bệnh được duy trì điều trị thuốc ARV liên tục.

Trường hợp người bệnh bị cách ly hoặc sống tại khu vực bị phong tỏa, không thể đến cơ sở điều trị để khám, lĩnh thuốc: Nhân viên y tế tiếp cận người bệnh, xác định phương án cấp thuốc ARV, bảo đảm tiếp tục duy trì điều trị cho người bệnh.

Trường hợp người bệnh đang điều trị thuốc ARV tại cơ sở y tế ở tỉnh/thành phố khác nhưng không thể đến cơ sở này để lĩnh thuốc do giãn cách xã hội: Cơ sở điều trị căn cứ thông tin trên sổ y bạ của người bệnh, liên hệ với cơ sở y tế đang điều trị người bệnh, đề nghị gửi phiếu chuyển tuyến làm cơ sở cho khám, cấp thuốc cho người bệnh… Khi các cơ sở điều trị HIV/AIDS hết phong tỏa, không còn giãn cách xã hội, người bệnh hết cách ly, công tác khám, điều trị cho người bệnh HIV/AIDS tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018.

Hành lang pháp lý tiếp tục được hoàn thiện

Tại Hội nghị Triển khai Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV giai đoạn 2021-2025 và Hướng dẫn quản lý, sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT diễn ra vào tháng 1/2021, ông Mark Troger, điều phối viên Chương trình Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống HIV/AIDS (PEPFAR) Việt Nam cho biết, Việt Nam đang tiếp tục là nước dẫn đầu toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ điều trị HIV có chất lượng thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV. Kết quả này được minh chứng bằng tỷ lệ rất cao là 95% người HIV dùng thuốc ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Đây là một trong những tỷ lệ ức chế virus cao nhất trên thế giới.

Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong năm 2020, mặc dù là năm rất khó khăn do dịch Covid-19, nhưng các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vẫn được tổ chức triển khai rộng rãi và có hiệu quả cao, ngành Y tế đã đạt được các mục tiêu đề ra trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, Quốc hội khoá XIV, Kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Phòng, chống HIV/AIDS trong một kỳ họp. Đây cũng là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế năm 2020.

Ngoài Luật Phòng, chống HIV/AIDS sửa đổi, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Đặc biệt, trong năm 2020, ngành Y tế đã mở rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xét nghiệm, phát hiện mới 13.000 người nhiễm HIV; duy trì điều trị Methadone cho hơn 50.000 bệnh nhân; mở rộng điều trị PrEP cho trên 13.000 khách hàng; điều trị ARV cho trên 150.000 bệnh nhân HIV/AIDS với chất lượng điều trị thuộc nhóm đầu thế giới. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.