Không còn 'cơn mưa' điểm 10 thi tốt nghiệp THPT

Thí sinh kỳ thi THPT quốc gia năm 2024 tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi sau bài thi môn Ngữ văn. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)
Thí sinh kỳ thi THPT quốc gia năm 2024 tại điểm thi Trường THPT Nguyễn Trãi sau bài thi môn Ngữ văn. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, kết quả điểm thi tiếp tục khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đề ra là: đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT; Xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông...

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024. Năm nay, có hai điểm 10 môn Văn, không có điểm 10 môn Toán, môn Giáo dục công dân cũng không còn đứng đầu điểm 10. Thủ khoa điểm thi cao nhất thuộc về thí sinh khối C với 29,75 điểm. Theo Bộ GD&ĐT, nhìn chung, phổ điểm của các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vẫn giữ được sự ổn định, tương đồng với phổ điểm năm 2023 và các năm trước.

Giảm hơn 5.000 bài thi điểm 10

Từ phổ điểm thi cho thấy, so với năm 2023, điểm 10 thi tốt nghiệp THPT năm 2024 giảm mạnh, giảm nhiều nhất là môn Giáo dục công dân. Nếu năm 2023, cả nước có 16.366 bài thi đạt điểm 10, trong khi đó năm 2024 chỉ có 10.858 bài thi đạt điểm 10, giảm hơn 5.000 bài thi. Theo đó, năm ngoái số điểm 10 môn Giáo dục công dân tăng gấp 5 lần so với năm 2022, thì năm nay số điểm 10 môn Giáo dục công dân giảm gấp 4 lần - số điểm 10 năm nay chỉ có 3.661 bài thi. Tiếp đến môn Vật lý cũng giảm chỉ có 55 bài thi đạt điểm 10, trong khi năm ngoái 70 bài thi. Tương tự số điểm 10 môn Sinh học cũng giảm chỉ còn 34 bài, trong khi năm 2023 là 135 bài.

Ngược lại, số điểm 10 thi tốt nghiệp THPT các môn Hóa học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh năm nay lại tăng. Môn Hóa học có 1.287 điểm 10, năm 2023 chỉ có 137 điểm 10. Môn Lịch sử có 2.108 điểm 10, năm 2023 chỉ có 789 điểm 10. Môn Địa lý có 3.175 điểm 10, năm 2023 chỉ có 35 điểm 10. Môn Tiếng Anh có 565 điểm 10, năm 2023 chỉ có 494 điểm 10. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, cả nước không có điểm 10 môn Toán, chỉ có 2 điểm 10 môn Ngữ văn.

Cùng với đó, điểm các môn đều có sự phân hoá phù hợp bảo đảm cho công tác tuyển sinh ổn định như năm trước; các tổ hợp truyền thống trong công tác xét tuyển sinh cũng tương đối ổn định so với các năm trước. Theo đó, ở những khối thi truyền thống, mức điểm cao nhất năm 2024 của khối A là 29,6, mức điểm cao nhất năm 2023 là 29,5. Khối A1 năm 2024 là 29,6, năm 2023 là 30,0. Ở khối B lần lượt là 29,55 và 30,0; Khối C 29,75 và 29,5; Khối D là 28,75 và 29,0. Như vậy, thủ khoa điểm thi cao nhất năm nay thuộc về khối C là 29,75 điểm.

Theo Bộ GD&ĐT, kết quả điểm thi tiếp tục khẳng định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đã đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đề ra là: đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT; Xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông; Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.

Thực tế, đề thi năm nay đều được đánh giá phù hợp với thí sinh, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Nhận định về đề, hầu hết giáo viên đều đưa ra nhận xét, chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa, thí sinh cũng dễ dàng đạt điểm 6 - 7.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định, đề thi ngày càng hướng đến phát triển năng lực, có sự phân hóa ngày càng cao, để các trường có yêu cầu cao vẫn có thể sử dụng kết quả thi THPT làm căn cứ xét tuyển. Hiện nay, có 65% các trường đại học vẫn lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, vì thế giảm tốn kém cho học sinh, đặc biệt là những học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn không có cơ hội thi nhiều, có thể xét tuyển vào nhiều trường đại học.

Làm sao để Khoa học Tự nhiên không bị “lép vế”?

Về góc độ các chuyên gia, GS.TS Phạm Hồng Quang - Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên chia sẻ: “Nhìn vào phổ điểm, điều đáng mừng là đã thấy được độ chụm, phản ánh học vấn cấp phổ thông đã được coi trọng và không có độ lệch lớn. Từ kết quả phổ điểm, tôi thấy mừng bởi từ vùng sâu, vùng xa cho đến vùng phát triển, độ chụm của học vấn phổ thông thể hiện ở tất cả điểm số các môn, độ chênh lệch nhau không nhiều và không đáng kể”.

Đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang triển khai và sang năm các em sẽ được đánh giá theo tiêu chí của chương trình này - thầy nhắn nhủ: “Tôi cho rằng trong quá trình tổ chức dạy học cần hết sức coi trọng học vấn nền tảng. Như vậy, quá trình đánh giá học sinh ở kỳ thi sang năm, việc ra đề cũng sẽ coi trọng nội dung này, đánh giá năng lực học vấn tổng hợp của người học và khi đó giúp ích cho các em có được tư duy, có được phương pháp để sau này vào đời giải quyết được những vấn đề của thực tiễn một cách chắc chắn. Phải làm sao để học vấn phổ thông trở thành một nền tảng giúp cho học sinh vào đời, dù tham gia lao động sản xuất hay học sau phổ thông đều có một độ chắc chắn, thích nghi tốt với sự thay đổi trong môi trường hiện nay”.

PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, về cơ bản phổ điểm năm nay khá tốt: “Tôi cho rằng, kết quả ổn định của kỳ thi năm nay là một cơ sở rất tốt để có thể chuẩn bị, tiến hành đánh giá, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với cách thức đang triển khai như thay đổi định dạng đề thi, bổ sung định dạng đề thi mới sẽ phản ánh tốt hơn chất lượng dạy và học tại các trường phổ thông.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ, thông qua kết quả các môn thi, chúng ta thấy được “ma trận” đề thi cũng như độ khó dễ cơ bản đã giữ ở mức ổn định và tất cả các môn đều có chuyển biến rất tích cực. Điều đó thể hiện ở việc điểm trung bình dưới 5 của tất cả các môn đều có sự cải thiện đáng kể. Kể cả các môn như Toán, Lịch sử, Vật lý là những môn thường có số điểm dưới trung bình tương đối lớn. Vì vậy, theo thầy Đức, kết quả này cũng thể hiện sự ổn định, nỗ lực trong học tập, giảng dạy của các em học sinh và thầy, cô giáo, kết quả tiến bộ rõ rệt hơn so với những năm trước.

“Với việc phổ điểm các môn như Toán, Vật lý, đặc biệt là môn Hóa học và Địa lý có điểm 10 nhiều hơn so với những năm trước, do đó, dự báo tổ hợp A00, A01, B00, C00, D01 phổ điểm sẽ tăng. Qua đánh giá phổ điểm thi vẫn thấy điểm khối Khoa học Xã hội, ví dụ môn Ngữ văn, Địa lý tỷ lệ điểm giỏi cao, điểm dưới trung bình thấp; trong khi đó môn Khoa học Tự nhiên như Toán, Vật lý tỷ lệ điểm giỏi mặc dù đã cải thiện nhưng tỷ lệ điểm dưới trung bình vẫn cao hơn so với môn khác. Do đó, công tác định hướng thi, xét tuyển vào đại học ở tổ hợp Khoa học Tự nhiên cần được lưu ý, chú trọng hơn nữa” - GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đề nghị.

Thí sinh cần làm gì sau khi có điểm thi?

Ngay sau khi có điểm tốt nghiệp, thí sinh thấy điểm chưa đúng có thể làm đơn phúc khảo (nếu cần). Từ ngày 17/7 đến hết ngày 26/7, các Sở GD&ĐT sẽ thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2024, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi. Nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh, từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia). Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả cơ sở đào tạo cần đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).

Thí sinh đã trúng tuyển theo xét tuyển sớm phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Theo đó, nguyện vọng nào thí sinh yêu thích và đỗ sớm có thể đặt lên nguyện vọng 1. Bởi thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất từ trên xuống dưới. Nên nếu đặt nguyện vọng yêu thích ở dưới, nếu đã đỗ 1 nguyện vọng ở trên thí sinh sẽ không còn cơ hội nữa...

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...