Không chỉ do mưa

Hình ảnh hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Hình ảnh hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vụ sạt lở mới đây tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng khiến nhà cửa bị vùi lấp, người bị thương vong như một sự báo hiệu không lành về thiệt hại trong mùa mưa lũ. Tiếp đó, cũng tại tỉnh Lâm Đồng, vụ sạt lở đất đá xuống đường khiến 4 người thiệt mạng, trong đó có 3 cảnh sát giao thông, vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi cho nhiều người về thiên tai. Những đợt mưa đầu mùa cũng “nhấn chìm” thành phố Biên Hòa, Đồng Nai gây ách tắc giao thông, thiệt hại tài sản.

Ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái liên tiếp hứng chịu những đợt mưa lũ và sạt lở gây chết người. Địa danh du lịch nổi tiếng Mù Cang Chải một lần nữa tan hoang do mưa lũ.

Tại Sóc Sơn, Hà Nội, vụ sạt lở đã vùi lấp hàng chục ô tô trong bùn đất ở một xóm núi và làm lộ diện nhiều công trình vi phạm, trong đó có cả những biệt thự xây trên đất rừng phòng hộ, đường dân sinh do các chủ nhà tự xây dựng. Sự vùi lấp cái này lại phơi bày cái khác, có lẽ nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt, ở tỉnh Đắk Nông, trước nguy cơ lũ lụt và sụt lở có thể phải ban bố tình trạng khẩn cấp ứng phó với thiên tai. Nguy cơ vỡ một hồ chứa nước, hàng triệu mét khối nước và đất đá tràn xuống hạ lưu đang hiển hiện. Nơi đây, hằng năm có hàng nghìn héc ta rừng bị tàn phá, chưa kể đến các diện tích rừng bị thu hẹp bởi sự "xâm thực" của người dân. Các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân do nước, mưa lớn bất thường. Nhưng đó chỉ là nguyên nhân trực tiếp, còn cái sâu xa, tiềm tàng ẩn họa phải chăng là nạn phá rừng chưa được đề cập đến?

Chủ đơn vị thi công ta luy ở Đà Lạt đã bị bắt và sẽ phải chịu hình phạt của pháp luật cho những vi phạm của mình, đường “dân sinh” tự phát bị phá bỏ, công trình xây dựng trái phép bị cưỡng chế, nhưng chúng ta không thể bắt thiên nhiên ngừng nổi giận, không thể trả ngay lại sự cân bằng sinh thái sau khi phá hoại nó. Cách chúng ta đang ứng xử với thiên nhiên có lẽ còn phải trả giá dài đến những thế hệ sau, nếu để tình trạng phá rừng và nạn “xâm thực” tiếp diễn.

Đọc thêm

Bão số 1 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1.
(PLVN) - Vị trí tâm bão hiện trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 15-20km/h.

Việt Nam tiên phong trong bảo vệ môi trường và sinh kế gắn với biển

Nghề cá là một trong những trụ cột kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn ở góc độ hợp tác quốc tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hợp quốc (UNOC 3), Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của mình bằng cách là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định Biển cả). Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến biển và đại dương.

Tin mới nhất về bão số 1

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.
(PLVN) - Khoảng 6h hôm nay, bão số 1 cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145km về phía đông. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.

Chuyên gia nhận định mới nhất về cơn bão số 1

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - “Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc 10km/h và có xu hướng mạnh thêm”, ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Dự báo thuỷ văn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho hay.

Đà Nẵng vào cuộc truy nguyên nhân 'loạn giá', khan hiếm đá xây dựng

Đà Nẵng vào cuộc truy nguyên nhân 'loạn giá', khan hiếm đá xây dựng
(PLVN) - Trước tình trạng giá đá xây dựng cao hơn công bố, kèm theo dấu hiệu khan hiếm vật liệu và giao dịch qua trung gian gây bất ổn thị trường, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị khai thác, cung ứng đá báo cáo cụ thể về hoạt động khai thác, bán hàng và giá cả để kịp thời xử lý, chấn chỉnh theo quy định pháp luật.

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 1 năm nay, cũng là cơn bão đầu tiên hoạt động ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.