Khống chế hạn mức giao dịch của Ví điện tử: “Đẩy” người dùng sang phương thức thanh toán khác?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Các quy định về giới hạn số ví điện tử một người được mở và hạn mức tiêu dùng trong ngày, trong tháng có thể sẽ “đẩy” người dùng sang phương thức thanh toán khác đỡ bất cập hơn, khiến các ví rơi vào cửa khó trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các ứng dụng mobile của ngân hàng hoặc với các phương thức tiền di động (mobile money) có thể được triển khai trong thời gian tới.

Người dùng phải được định đoạt tài sản của mình

Theo dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định tổng hạn mức giao dịch của một Ví điện tử của cá nhân (bao gồm giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử sang Ví điện tử khác và giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp) tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Đối với Ví điện tử của tổ chức, hạn mức này lần lượt là 100 triệu/ngày và 500 triệu/tháng. 

Nội dung này thu hút được sự chú ý của nhiều người, bởi đây là quy định thiết thực liên quan đến cả chủ ví, trung gian thanh toán và đơn vị thụ hưởng. Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh không dùng tiền mặt và công nghệ phát triển, việc các dịch vụ được tích hợp nhiều phương tiện thanh toán đã trở nên rất đỗi “bình thường”. Nhưng trong sự bình thường đó, dường như các ví điện tử đang ở thế khó hơn các phương thức thanh toán khác.

Đại diện Công ty vận tải đường sắt Hà Nội đề nghị bỏ hạn mức 20 triệu đồng/ngày, vì thao tác thanh toán qua ví tiện lợi, có tích hợp trong ứng dụng mua vé tàu. “Nhưng với hạn mức 20 triệu đồng/ngày, nhiều hành khách phải làm đi làm lại thao tác mua vé nhiều lần mới đủ nhu cầu, vì 20 triệu đồng không đủ trả. Không ít hành khách đã phải thay đổi phương thức thanh toán qua ví điện tử để thanh toán qua ứng dụng di động của ngân hàng” – vị này nói.

“Thậm chí, với 20 triệu, tôi muốn mua một cái điện thoại đời mới cũng không được” – anh Nguyễn Thành (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ. Còn ông Nguyễn Thanh Hưng (Hiệp hội Thương mại điện tử) thì bày tỏ: “Kể cả tôi cả năm chỉ dùng ví điện tử vài lần, nhưng hạn mức tháng 100 triệu cũng bất cập khi tôi muốn mua tour đi châu Âu cho cả hai vợ chồng”. 

“Tôi cảm thấy Dự thảo Thông tư  39  giống như một giấy phép con, quy định hạn mức giao dịch thì cũng gián tiếp quy định cả doanh thu của 29 doanh nghiệp trung gian thanh toán (fintech). Nếu như ngân hàng mở ví điện tử thì ví của fintech không có cửa cạnh tranh với ngân hàng” - Trần Quang Huy (CLB Fintech) nói khi góp ý vào Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39. 

Theo ông Huy, chức năng của ví điện tử là thanh toán thì khi người dùng có nhu cầu thanh toán phải tạo điều kiện tối đa cho họ thanh toán, tức là bỏ quy định khống chế hạn mức để người dùng tự định đoạt tài sản của mình. Nếu ví điện tử không cho khách hàng thanh toán thì người dùng cũng lại đi tiêu bằng kênh khác.

Còn ông Phùng Anh Tuấn – Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) - cho rằng, theo thuyết minh của NHNN thì ví điện tử chỉ sử dụng cho giao dịch nhỏ, là điều kiện kinh doanh thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ. “Tuy nhiên,  hiện các quy định pháp luật không có quy định nào về việc ví điện tử chỉ được sử dụng cho giao dịch nhỏ. Vậy căn cứ xác định giao dịch nhỏ là gì? Tôi cho rằng Ban soạn thảo cần làm rõ cơ sở hạn mức này” – ông Tuấn nêu.

Tại sao mỗi người lại chỉ được đăng ký 1 ví?

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 39 nêu quy định, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được phép phát hành hơn 1ví điện tử cho 1  khách hàng tại 1 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải áp dụng các biện pháp xác thực cần thiết (bao gồm gặp mặt trực tiếp khách hàng hoặc các biện pháp phù hợp khác) nếu nghi ngờ khách hàng sử dụng các số điện thoại, tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ khác nhau để đăng ký mở nhiều hơn 01 ví điện tử tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là quy định ”khó hiểu”, bởi quy định này dựa trên cơ sở nào? Trên thực tế, các dịch vụ đòi hỏi phải xác thực thông tin khách hàng cũng không “siết” như quy định trên. Ví dụ, nhà mạng viễn thông còn cho  phép dùng 3 SIM mỗi mạng, ngân hàng còn không cấm khách hàng mở 2 tài khoản trở lên trong cùng một ngân hàng, thì hà tất gì mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ chỉ được mở 1 ví điện tử cho 1 khách hàng? 

“Trường hợp người dùng đã mở nhiều tài khoản ngân hàng muốn kết nối ví điện tử để sử dụng sẽ xử lí như thế nào? Trường hợp người dùng đã mở nhiều ví điện tử kết nối với nhiều tài khoản khác nhau thì xử lí như thế nào?”, bà Nguyễn Thùy Dương - Phó Tổng giám đốc Earns&Youngs Việt Nam – đặt câu hỏi. Vì thế, bà Dương cho rằng, cần bỏ quy định hạn chế số lượng ví để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và phát triển thị trường.

Đọc thêm

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…

Tổng cục Thuế chúc mừng các doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Cục trưởng Cục Thuế DN lớn Nguyễn Bằng Thắng trao Thư của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chúc mừng đội ngũ DN và Doanh nhân Việt Nam (ảnh:TCT)
(PLVN) - Trong chuỗi sự kiện chúc mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), Tổng cục Thuế đã tổ chức Đoàn công tác đến chúc mừng một số doanh nghiệp lớn tiêu biểu trong chấp hành tốt chính sách pháp luật về thuế, tham gia tích cực vào chương trình chuyển đổi số quốc gia, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước…

Cơ quan Thuế - Công an phối hợp điều tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử

Cán bộ cơ quan Thuế và cơ quan Công an kiểm tra tang vật của đối tượng vi phạm.
(PLVN) - Thông qua việc hợp chặt chẽ, linh hoạt, trong việc rà soát, phân tích, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, Cục Thuế TP Hà Nội và Công an TP Hà Nội đã làm rõ hành vi vi phạm của Công ty NAC trong việc sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán nhằm che giấu hàng trăm tỷ doanh thu bán hàng và trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước…

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ

Ngành Thuế tăng cường quản lý, thu hồi tiền thuế nợ
(PLVN) - Tính đến hết tháng 8/2024, công tác thu nợ thuế tăng đến 29% so với cùng kỳ, song Tổng cục Thuế đánh giá, tổng số tiền thuế nợ toàn quốc vẫn ở mức cao. Tổng cục Thuế vừa có Công văn chỉ đạo các Cục Thuế địa phương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn tăng cường công tác quản lý, thu hồi tiền nợ thuế.