“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

Từ điển tích Thác Bụt...

Người Minh Hóa trải qua bao thế hệ vẫn truyền đời một sự tích. Ngày hội Rằm tháng Ba ở Minh Hóa có gốc gác từ câu chuyện hai anh em nhà nông ở làng Yên Đức, xã Yên Hóa đi tìm mật ong trên lèn (núi đá) Ông Ngoi.

Khi hai anh em leo lên đến đỉnh núi thì gặp một giếng nước trong vắt, bên cạnh có cây quýt rất sai quả chín mọng. Dưới tán cây có 12 hòn đá giống hình ông Bụt. Bên cạnh có bàn đá bằng phẳng và có những quân cờ bằng đá. Hai anh em dừng lại nghỉ ngơi, hái quýt ăn và hết sức trầm trồ về những cảnh vật xung quanh.

Khi xuống núi, họ đã mang theo một hòn đá giống hình thù giống ông Bụt, đến thác Cúi thì họ đặt xuống để tắm. Nhưng thật kỳ lạ, khi tắm xong, người anh đến lấy hòn đá thì không tài nào nhấc lên nổi. Bực mình vì tiếc công mang, anh ta liền dùng rựa ghè sứt một góc tượng đá, hậu quả là dòng họ của người anh trong nhiều đời liên tục đều có người bị sứt môi hay hở hàm ếch...

Bắn nỏ - bộ môn thể thao gắn liền với đời sống săn bắn của các tộc người Minh Hóa từ ngày xưa trên dãy Trường Sơn. Ảnh: Thanh Hà

Bắn nỏ - bộ môn thể thao gắn liền với đời sống săn bắn của các tộc người Minh Hóa từ ngày xưa trên dãy Trường Sơn. Ảnh: Thanh Hà

Khi tượng đá xuất hiện ở thác Cúi chưa được bao lâu thì làng Yên Đức sinh ra nhiều dịch bệnh, chim muông, thú dữ về phá hoại mùa màng và bắt gia súc, gia cầm. Dân làng lập đàn khấn vái thì một người ứng đồng tự xưng là Bụt hiện đang ở thác Cúi và muốn người dân lập đền thờ tự.

Nghe vậy, dân làng làm theo và tự nhiên dịch bệnh tiêu tan, mùa màng tươi tốt, nhà nhà trở lại yên ấm. Từ đó, tại đền thờ ở thác Cúi hàng ngày có rất nhiều người đến cầu nguyện và dần dà, người dân quen gọi nơi đó là Thác Bụt cho đến ngày nay.

Ông Đinh Tiến Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa và là Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Rằm tháng Ba, chia sẻ: “Cứ đến lễ hội Rằm tháng Ba, người dân trong huyện và du khách thập phương lại đến Thác Bụt cúng Bụt để cầu tự, cầu tài, cầu lộc và chuẩn bị cho một mùa vụ mới được tốt tươi, no ấm”.

Các vận động viên tranh tài môn đẩy gậy ở hội Rằm tháng Ba Minh Hóa . Ảnh: Thanh Hà

Các vận động viên tranh tài môn đẩy gậy ở hội Rằm tháng Ba Minh Hóa . Ảnh: Thanh Hà

... đến hội chợ Rằm độc đáo

Năm 2024 này, lễ dâng hương sẽ diễn ra tại Thác Bụt và hội chợ Rằm tháng Ba truyền thống được tổ chức tại chợ Quy Đạt – giữa trung tâm huyện lỵ. Đi cùng với đó là các hoạt động thể thao sôi nổi với 9 bộ môn thi đấu, như: Bóng chuyền nam nữ, đẩy gậy, đánh đu, cà kheo… Nhiều chương trình văn hóa, lễ hội đặc sắc như: Vui trẩy hội, trình diễn dân ca của các nghệ nhân, đêm nhạc đường phố, lửa trại và các hoạt động quảng bá du lịch, ẩm thực đặc trưng về mảnh đất và con người Minh Hóa.

Giải vô địch bóng chuyền trong Lễ hội Rằm thu hút nhiều tuyển thủ quốc gia về tham gia thi đấu. Ảnh: Thanh Hà

Giải vô địch bóng chuyền trong Lễ hội Rằm thu hút nhiều tuyển thủ quốc gia về tham gia thi đấu. Ảnh: Thanh Hà

Theo ông Bùi Anh Tuấn - Bí thư Huyện ủy Minh Hóa, Tuần văn hóa - thể thao - du lịch và hội Rằm tháng Ba là hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa vùng đất và con người Minh Hóa. Hội Rằm còn là cơ hội Minh Hóa quảng bá, phát triển thế mạnh về du lịch trên hành trình di sản miền Trung với nhiều danh thắng, lịch sử, văn hóa, tâm linh: Thác Bụt, hệ thống hang động Tú Làn, làng đá cổ Trung Hóa, hồ Yên Phú, thác Mơ, Khe Thui, cổng Trời Cha Lo...

Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Tiến Dũng cho biết: “Lễ hội Rằm tháng Ba Minh Hóa năm nay diễn ra từ ngày 18 - 23/4 (từ 10 đến 15/3 âm lịch). Năm nay, hội Rằm tháng Ba được tổ chức quy mô hơn và có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc về hội chợ, thể thao, văn hóa văn nghệ. Đặc biệt, thời gian tổ chức Lễ hội Rằm không trùng với lịch thi đấu các giải bóng chuyền quốc gia nên sẽ có nhiều vận động viên về tham gia thi đấu trong màu áo các đội địa phương, chất lượng chuyên môn sẽ tăng lên và chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều du khách đến xem, cổ vũ”.

Đêm hội Rằm sẽ tổ chức vào 20h ngày 22/4 với một chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với sự tham gia biểu diễn của nhiều đoàn nghệ thuật từ Huế và đông đảo diễn viên, nghệ sĩ của câu lạc bộ nghệ thuật ở huyện Minh Hóa. Một điểm nhấn khác trong chương trình lễ hội là hoạt động trưng bày không gian văn hóa, ẩm thực, du lịch với khoảng 20 gian hàng từ các xã, thị trấn và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

Các sản vật đặc trưng của người dân huyện miền núi Minh Hóa được bày bán tại Hội chợ Rằm. Ảnh: Thanh Hà

Các sản vật đặc trưng của người dân huyện miền núi Minh Hóa được bày bán tại Hội chợ Rằm. Ảnh: Thanh Hà

Với cộng đồng các tộc người ở huyện miền núi này, thì tuần hội Rằm tháng Ba còn là dịp bà con tạm gác lại công việc đồng áng, sản xuất để hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng, lưu giữ mãi mãi về một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của tổ tiên cha ông truyền lại. Người dân Minh Hoá dù đi đến xứ nào, ở xa tận đâu cũng không thể nào quên ngày rằm tháng Ba. Bởi thế mới có câu: “Thà rằng đau ốm mà nằm/ Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”


Đọc thêm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.