"Không ai gọi việc đi tu là một nghề"

Ở góc độ quản lý nhà nước về Phật giáo, Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) ông Bùi Hữu Dược trao đổi xung quanh vấn đề hình ảnh Phật giáo bị ảnh hưởng bởi những kẻ vô tri - giả sư hay tu hành nhưng coi thường giáo lý.

[links()]Ở góc độ quản lý nhà nước về Phật giáo, Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) ông Bùi Hữu Dược trao đổi xung quanh vấn đề hình ảnh Phật giáo bị ảnh hưởng bởi những kẻ vô tri - giả sư hay tu hành nhưng coi thường giáo lý.

ô
Ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) 
-Thưa, ông có ý kiến gì về những việc người tu đạo mà lại có những hành động phản cảm làm xấu hình ảnh, đạo đức Phật giáo xuất hiện thời gian gần đây?
- Tu đạo là hoạt động vừa mang tính tâm linh, huyền bí vừa mang tính cụ thể để hoàn thiện con người hoặc hướng tới một mục tiêu nhất định theo triết lý của từng tôn giáo. Tu đạo theo Phật giáo có cả người xuất gia (là nhà sư) và người tại gia ( là tín đồ).
Thực tiễn đã cho thấy con người sinh ra chưa phải đã hoàn chỉnh, mỗi cơ thể sống (con người) gồm hai phần, thể xác và tâm hồn (thân và tâm), thân thể phải được nuôi dưỡng bằng thức ăn, nước uống, phải được vệ sinh chăm sóc hàng ngày, tâm hồn cũng vậy, phải được nuôi dưỡng uốn nắn hàng ngày bằng tri thức, đạo đức, văn hóa…
Tôn giáo đã đóng một phần quan trọng trong việc nuôi dưỡng, chuyển hóa tâm hồn nhiều người để góp phần cho con người hướng thiện, làm lành, lánh ác, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau... Với những người tu đạo, mục tiêu cho hoạt động quan trọng nhất là tu tâm. Vậy mà có những người tu đạo, gần đây có hành động phản cảm làm xấu hình ảnh đạo đức Phật giáo, việc này cũng cần khách quan xem xét rõ ở từng trường hợp nếu không “vơ đũa cả nắm” sẽ không đúng cho cả Đạo lẫn Đời. 
Thứ nhất, những người tu đạo đang trên con đường tu để chỉnh và sửa mình, họ chưa phải là con người hoàn chỉnh, chưa “đắc đạo”. Trong hành vi và thái độ của họ trước xã hội có những người do trình độ tu học, hành đạo chưa đạt tới độ trang nghiêm cần thiết theo quy định giới luật của tôn giáo, đó cũng là việc bình thường, họ cần có thời gian và quá trình tu tập, rèn luyện mới có thể chuyển hóa để đạt chuẩn mực của người tu đạo.
Thứ hai, gần đây có một số người không tu đạo, lợi dụng tôn giáo như việc giả sư đi khất thực, đi bán hương, đi quyên tiền..., những người này không những làm ảnh hưởng xấu tới Phật giáo mà còn vi phạm pháp luật bởi hành vi  giả danh, trục lợi.
Và cuối cùng, có số rất ít tu đạo nhưng sống cuộc sống thiếu phạm hạnh, làm ảnh hửơng xấu xấu tới hình ảnh tôn giáo “con sâu làm rầu nồi canh”, số này thời nào cũng có, nay cũng khó tránh khỏi. Với những người tu đạo dạng này, đối với tổ chức tôn giáo phải có hình thức điều chỉnh nghiêm khắc, đối với xã hội có thái độ và xử lý nghiêm minh.
-Theo ông, phải chăng những hành động đó xuất phát từ suy nghĩ lệch lạc của một số tăng ni hiện nay khi coi đi tu cũng là một nghề, thay vì lĩnh hội tinh hoa Phật pháp để tốt Đời đẹp Đạo?
- Đặt vấn đề như vậy không đúng bởi vì “coi đi tu là một nghề” là quan niệm tỏ thái độ thiếu thiện chí, điều đó có thể có ở một số rất ít người lợi dụng tôn giáo. Còn hành động chưa chuẩn, phản cảm có thể có ở người tu hành, nhưng với tôn giáo họ không xem đó là một nghề như đã nêu ở trên. Người tu đạo chân chính không ai gọi việc đi tu là một nghề, vì tu luyện thân tâm rất nghiêm khắc, không  đơn thuần dễ dãi, mới đạt được kết quả chân, thiện, mỹ và giải thoát giác ngộ. 
- Theo ông, đối với những trường hợp nhà tư hành mà có những hành động lệch lạc phạm giới luật thì nên có hướng xử lý như thế nào?
- Tôn giáo vốn chuẩn mực và nghiêm khắc song tôn giáo cũng rất bao dung. Đối với những hành  động chưa chuẩn như đã nêu, trong Phật giáo có tổ chức Giáo hội, có sơn môn, có đồng đạo, Phật chế giáo luật để xử lý những người theo đạo phật vi phạm giới luật, tùy theo mức độ vi phạm nặng hay nhẹ mà có hình thức xử lý khác nhau: nhẹ nhất là sám hối, nặng nhất là đuổi ra khỏi Đạo.
Tổ chức Giáo hội Phật giáo, sơn môn, các chùa, các vị sư cũng cần phải giáo dục và giám sát chặt chẽ hoạt động đạo trên địa bàn sinh hoạt, phát hiện đấu tranh loại bỏ việc lợi dụng Phật giáo để làm việc sai trái, làm xấu hình ảnh Phật giáo. Phát hiện, nghiêm khắc giáo dục, điều chỉnh những người trong đạo chưa nghiêm, chưa thực hiện đúng theo quy định của giới luật nhà Phật.
Còn về mặt xã hội có cơ quan nhà nước, có nhân dân, có pháp luật, người vi phạm pháp luật chiếu theo luật pháp về hành vi phạm pháp nặng hay nhẹ mà xử lý. Riêng đối với những trường hợp tu đạo nhưng có hành vi làm ảnh hưởng xấu tới đạo đức, hình ảnh Phật giáo, chính quyền phát hiện được phải thông báo cho tổ chức Giáo hội  biết để tùy mức độ có hình thức xử lý cả Đạo và Đời cho phù hợp. Xây dựng trong nhân dân nếp sống văn hóa, nếp sống tôn giáo lành mạnh, đấu tranh, tẩy chay, loại trừ cái xấu ra khỏi đời sống xã hội và đời sống tôn giáo.
- Xin cảm ơn ông.
Xuân Hoa (thực hiện)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.