Khốn khổ sống chung với mương nước bốc mùi, đen ngòm giữa lòng Hà Nội

Hiện trạng mương Kẻ Khế.
Hiện trạng mương Kẻ Khế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều năm nay, gia đình bà Ngô Thị Miên (phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội) phải sống trong cảnh cửa đóng then cài cả ngày vì mùi hôi thối, các vật dụng trong nhà cũng phải kê thêm chiếc ghế đề phòng mưa ngập nước bẩn từ mương thoát nước Kẻ Khế tràn vào nhà. Đây cũng là tình cảnh mà nhiều hộ dân sống dọc con mương này đang phải chịu.

Mương Kẻ Khế có chiều dài 1,7km, chảy qua hai phường Đội Cấn và Kim Mã (quận Ba Đình). Năm 2008, dự án cống hoá mương Kẻ Khế được phê duyệt với kỳ vọng giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm, nhưng đến nay, dự án này vẫn “án binh bất động”.

Việc chậm trễ này đã biến một con mương nhỏ thành “điểm đen” ô nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân sinh sống xung quanh, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.

Gia đình sống sát bờ mương, bà Ngô Thị Miên chia sẻ: “Mùa mưa thì nước vào trong nhà, chỉ cần có mưa to khoảng 1 tiếng là con ngõ dọc đoạn mương sẽ ngập, nước sóng dềnh vào trong nhà. Mùa nắng thì mùi xú uế tràn vào nhà. Để đối phó với mùi hôi thối bốc lên từ dưới mương, nhà nào cũng phải đóng cửa kín mít cả ngày, còn đồ đạc trong nhà thì phải kê thêm ghế để tránh bị nước ngập mỗi khi có mưa lớn. Nhà tôi sống sát mương nước khổ lắm”.

Không chỉ dừng lại ở việc tránh mùi, tránh ngập, gia đình bà Miên phải liên tục xịt thuốc đề phòng ruồi, muỗi, gián, rắn, rết từ mương nước bò vào nhà. “Nhiều rết lắm, có những con to mưa là bò từ mương nước vào nhà”, bà Miên kể.

Giống gia đình nhà bà Miên, gia đình nhà bà Nguyễn Thị Quang vừa phải đầu tư tấm chắn cửa để ngăn nước ngập tràn vào nhà khi có mưa to. “Sống bên cạnh mương nước bẩn bao năm nay rồi, dân quanh đây khổ lắm. Mùa mưa đến là nước ngập, nhà tôi ở chỗ trũng, hễ ngập là nước lại tràn vào nhà. Tôi vừa phải thuê thợ về lắp thêm 3 tấm chắn cửa để ngăn nước bẩn tràn vào nhà”, bà Quang chia sẻ.

Người dân cho biết đã không ít lần ý kiến với tổ trưởng tổ dân phố đề xuất để UBND phường sớm có phương án giải quyết. Tuy nhiên, nhiều năm nay, con mương vẫn vậy và ngày một bẩn thêm.

“Bây giờ chúng tôi chỉ mong cơ quan chính quyền sớm giải quyết, con mương sớm được cống hoá để thoát khỏi cảnh cửa đóng then cài”, bà Miên trình bày.

Một số hình ảnh ghi nhận tại con mương này ngày 7/8:

Dòng nước đen ngòm, hôi tanh bốc mùi nồng nặc.

Dòng nước đen ngòm, hôi tanh bốc mùi nồng nặc.

Rác thải ngổn ngang 2 bên bờ mương.

Rác thải ngổn ngang 2 bên bờ mương.

Gia đình bà Ngô Thị Miên, người dân sống sát bờ mương luôn phải đóng cửa 24/24h để ngăn mùi hôi thối.

Gia đình bà Ngô Thị Miên, người dân sống sát bờ mương luôn phải đóng cửa 24/24h để ngăn mùi hôi thối.

Các đồ vật trong nhà đều phải kê thêm ghế để ngăn khi mưa lớn, nước tràn từ con mương vào nhà.

Các đồ vật trong nhà đều phải kê thêm ghế để ngăn khi mưa lớn, nước tràn từ con mương vào nhà.

Bà Quang bày tỏ rất bức xúc, vì con mương bốc mùi và nhiều rác thải xung quanh ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình.

Bà Quang bày tỏ rất bức xúc, vì con mương bốc mùi và nhiều rác thải xung quanh ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình.

Để ngăn nước bẩn tràn từ con mương vào nhà mỗi khi trời mưa, bà Quang phải đầu tư tấm chắn tại các cửa.

Để ngăn nước bẩn tràn từ con mương vào nhà mỗi khi trời mưa, bà Quang phải đầu tư tấm chắn tại các cửa.

Rác thải tập kết bên rìa con mương.

Rác thải tập kết bên rìa con mương.

Dòng nước đen ngòm.

Dòng nước đen ngòm.

Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất lớn.

Tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh rất lớn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.