Khơi thông sông Cổ Cò, mở lối phát triển văn hóa du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng

Sông Cổ Cò chảy qua TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
Sông Cổ Cò chảy qua TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Chiều 8/1, tại TP .Hội An, tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng phối hợp Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo “Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng" với sự tham dự của hàng trăm đại biểu.

Dự án khơi thông, nạo vét sông Cổ Cò bắt đầu chuyển động từ năm 2003, khi Công ty Tư vấn giao thông đường thủy (thuộc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế, Bộ GTVT) tổ chức khảo sát và lập dự án sau khi chính quyền hai địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng ngồi lại tìm giải pháp tháo gỡ cho con sông nhiều thăng trầm này. Tuy nhiên, đến tận năm 2019, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam mới tiếp cận được các nguồn vốn để thực hiện chủ trương khơi thông sông Cổ Cò.

Nhiều chuyển biến trong công tác tổ chức thi công đang được thực hiện, mở ra thời cơ mới cho dòng sông Cổ Cò hồi sinh. Theo đó, dự án khơi thông sông Cổ Cò có tổng chiều dài 28km, gồm nạo vét lòng sông, trên tuyến sông xây dựng 15 cầu và quy hoạch kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông. Hiện nay, TP. Đà Nẵng đã bố trí 178,7 tỷ đồng để nạo vét đoạn sông qua Đà Nẵng dài 8,3km và xây dựng 3 cầu.

Đoạn sông qua tỉnh Quảng Nam dài 19,7km, xây dựng 12 cây cầu với tổng mức đầu tư hơn 1.230 tỷ đồng được chia làm 2 đoạn từ Km0 đến Km14+00 và Km14 đến Km19+500 đã được triển khai lập quy hoạch kiến trúc cảnh quan dọc hai bên bờ sông phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông, du lịch và quy hoạch chung của 2 địa phương.

Trên toàn tuyến sông Cổ Cò còn tồn tại ba đập ngăn mặn chưa được phá dỡ do chưa giải quyết được quá trình xâm nhập mặn vào nhà máy nước Cầu Đỏ (TP. Đà Nẵng) và ảnh hưởng 227ha đất sản xuất nông nghiệp tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam).

Hai địa phương cùng thống nhất tiếp tục phối hợp thực hiện dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò để phát triển du lịch, văn hóa xã hội và đô thị; phối hợp giải quyết vấn đề nhiễm mặn nước sông Cầu Đỏ ở Đà Nẵng khi tháo dỡ đập Hà My trên sông Cổ Cò ở Quảng Nam.

Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu tại Hội thảo
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu tại Hội thảo 

Với phần thảo luận mở, đại diện lãnh đạo 2 địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng cùng các chuyên gia cùng nhau “giải mã” nhiều câu hỏi được đặt ra như: Việc khơi thông sông Cổ Cò có ý nghĩa như thế nào về mặt tự nhiên cũng như phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương; Cơ hội cho các nhà đầu tư; Đâu là những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là về cơ chế huy động vốn, quy hoạch - kiến trúc…

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng sông Cổ Cò tuy ngắn nhưng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa về lịch sử - văn hoá, tự nhiên và môi trường. “Bất cứ động thái nào của dòng sông này đều tạo cảm hứng đối với tất cả mọi người”, ông Thanh ví von.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, việc khơi thông sông Cổ Cò có rất nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất, khơi thông sông Cổ Cò sẽ kết nối hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam. Vì Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, Hội An là một đô thị cổ và sông Cổ Cò đi ngang qua vùng thị xã Điện Bàn là vùng đô thị biển. Do đó, dự án này sẽ hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch đường sông.

Thứ 2, khi khơi thông sông Cổ Cò, sẽ tạo thêm giao thông đường thuỷ, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá, đi lại, giảm tải cho đường bộ.

Thứ 3, dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng thoát lũ khu vực phía Đông của thị xã Điện Bàn. Khu vực này sẽ có cơ hội thoát lũ về hai cửa sông Thu Bồn và sông Hàn nhanh hơn.

Thứ 4, sau khi khơi thông sẽ có tác dụng kích thích cho sự phát triển đô thị và du lịch ở khu vực lân cận như khu đô thị Điện Bàn (thuộc Điện Nam - Điện Ngọc) và các dự án du lịch ven biển Điện Bàn, Hội An, Đà Nẵng bởi vì các đô thị hiện đại, các đô thị đẹp thường có xu hướng bám theo dòng sông.

Sông Cổ Cò không quá dài và chảy song song với biển theo hướng Bắc - Nam, không chảy xiết, chỉ phụ thuộc vào chế độ thủy triều của hải cửa sông (sông Hàn và sông Thu Bồn) nên sông Cổ Cò rất bình yên.

Mặt sông Cổ Cò cũng không quá rộng (từ 90-150m) nên dễ dàng tổ chức không gian kiến trúc đỡ tốn kém; không gian kiến trúc hoà quyện, gắn kết với nhau, không bị loãng bởi dòng sông nhỏ. Do đó, hiện nay đang có nhiều dự án đô thị và du lịch ôm dọc theo sông Cổ Cò, kết hợp hài hoà và độc đáo giữa biển và sông.

Thứ 5, khi dòng sông Cổ Cò được khơi thông, sẽ trả lại giá trị về văn hoá, lịch sử của dòng sông. Sông Cổ Cò trước đây có tên Lộ Cảnh Giang, một thời dòng sông này có tiếng tăm. Sau đó, do nhiều yếu tố nên bị bồi lấp, giờ được khơi thông sẽ mang lại các giá trị lịch sử và văn hoá của thương cảng ngày xưa, trong đó có thương cảng Hội An.

Cùng đó, việc khơi thông dòng sông giúp đồng bào người Chăm dễ đi lại trên sông. Đã có những di tích của đồng bào Chăm được trục vớt và đưa vào các bảo tàng tại TP Hội An. 

Khơi thông sông Cổ Cò là khơi dòng khát vọng để phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng và Quảng Nam. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhận định, đối với Đà Nẵng và Quảng Nam, dự án khớp nối sông Cổ Cò có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đó là vừa xây dựng đô thị mới, hình thành mối liên kết vùng vững chắc, vừa dịch chuyển mạnh nền văn hóa du lịch lên những con sông. Dòng chảy vô hình này đồng thời đem đến nhiều cơ hội phát triển kinh tế giữa một bên là áp lực mà đô thị cổ Hội An đang cần được chia sẻ, một bên là đô thị mới Đà Nẵng đang muốn bứt phá.

Theo định hướng phát triển, sông Cổ Cò có vai trò quan trọng không chỉ về mặt cảnh quan mà còn thúc đẩy phát triển đô thị, du lịch nghỉ dưỡng. Nhiều khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, biệt thự ven sông, làng du lịch cộng đồng sẽ sớm được hình thành dọc theo 28km đường sông.

Như vậy, các chủ đầu tư cũng có cơ hội để thúc đẩy thị trường này và tạo ra những sản phẩm chất lượng. Những đô thị có quy hoạch hạ tầng, tiện ích đồng bộ, kiến trúc độc đáo, dựa vào dòng sông sẽ mở ra cơ hội kinh doanh du lịch, lưu trú, quảng bá văn hóa đầy tiềm năng.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.