Khơi thông động lực tăng trưởng

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, trong các giải pháp được Chính phủ nêu ra có giải pháp tập trung thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; quyết liệt thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST), khoa học công nghệ (KHCN), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới (như chíp bán dẫn, AI…).

Chính phủ xác định là lựa chọn chiến lược, yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu để phát triển nhanh, bền vững. Thời đại kinh tế tri thức trên nền tảng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nếu quốc gia nào đứng ngoài cuộc, chắc chắn tụt hậu.

Còn hơn một quý nữa là hết năm kế hoạch 2024. Đây là năm được Chính phủ xác định năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm (2021 - 2025).

Nếu như các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng thì động lực tăng trưởng mới là KHCN, ĐMST, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các ngành, lĩnh vực mới nổi như chip bán dẫn, hydrogen...

Ngay từ cuộc họp Chính phủ đầu năm 2024, Chính phủ nêu lên nhiệm vụ tập trung vào ứng dụng công nghệ, thúc đẩy ĐMST, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế mới, thương mại điện tử, thương mại biên giới; phục hồi, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chip bán dẫn; phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Đối với các động lực tăng trưởng mới, ngoài sức mạnh nội sinh, Việt Nam đang được kỳ vọng là điểm đến của các nhà đầu tư hàng đầu quốc tế. Để hiện thực hóa chủ trương của Việt Nam trong việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam xác định những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực tạo đột phá, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu... Thực tế, Việt Nam đang trên đà phát triển, với nhiều tiềm năng và lợi thế, là điểm đến của nhiều tập đoàn bán dẫn của Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ...

Động lực tăng trưởng mới cũng chính là lĩnh vực, Việt Nam đang rất cần hành lang pháp lý, tháo gỡ khó khăn, ách tắc, thông thoáng môi trường đầu tư, xây dựng các “chuẩn xanh” trên các lĩnh vực, nhất là với hàng hóa đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cần lưu ý, tại cuộc họp đầu năm (ngày 05/01), Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định kinh doanh; phấn đấu trong năm 2024 cắt giảm ít nhất 10% chi phí tuân thủ TTHC, quy định kinh doanh. Theo đó, các địa phương phải giải quyết vướng mắc theo thẩm quyền, không đùn đẩy, không né tránh; chú trọng nâng cao tính tự lực, tự cường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hiệu quả. Khơi thông động lực tăng trưởng mới, cơ quan và cán bộ chức năng cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo trên của Thủ tướng.

Đọc thêm

Khai thác nguồn thu từ khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…

Thúc đẩy phát triển logistics xanh

Logistics Việt Nam đứng trước áp lực chuyển đổi xanh. (Ảnh: TCCT).
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm phần lớn ở các thị trường khó tính. Đòi hỏi của các thị trường này ngày càng cao và hiện các khách hàng này đang yêu cầu xanh cả quy trình sản xuất. Điều này đang đặt logistics trước khó khăn lớn.

Chủ tịch VNR: 'Tôi quan tâm cảm xúc của khách đi tàu'

Lãnh đạo VNR và đại diện UBND tỉnh Thừa Huế, TP.Đà Nẵng khai trương đoàn tàu du lịch.
(PLVN) - Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…

Phải có cơ chế chính sách hợp lý cho các khoản nợ của khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp ở Quảng Ninh

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đi thực tế tại Quảng Ninh
(PLVN) -  Qua nắm bắt nhanh của các đơn vị ngân hàng trên địa bàn Quảng Ninh, đến hết ngày 10/9/2024 có tổng số 10.811 khách hàng, với tổng dư nợ 7.437 tỷ đồng; Hải Phòng có tổng số 890 khách hàng với tổng dư nợ là 15.686 tỷ đồng bị ảnh hưởng sau bão. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại khẩn trương có biện pháp hỗ trợ khách hàng.

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai các biện pháp khẩn cấp khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia đảm bảo duy trì liên lạc thông suốt với các đơn vị phát điện và truyền tải điện, trực 24/24 để đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, chuẩn bị sẵn sàng các phương án dự phòng kỹ thuật cho trường hợp có sự cố xảy ra...