Khơi thêm ngọn lửa cách mạng

Cán bộ, Đảng viên Báo Pháp luật Việt Nam dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Pác Bó- Cao Bằng. Ảnh: Chí Công
Cán bộ, Đảng viên Báo Pháp luật Việt Nam dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Pác Bó- Cao Bằng. Ảnh: Chí Công
(PLO) - Hòa chung không khí tưng bừng của cả nước nhân kỷ niệm 39 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi - những người làm báo Báo Pháp luật Việt Nam - đã có chuyến về nguồn, thăm chiếc nôi Cách mạng Việt Nam Pác Bó – Cao Bằng, nơi in dấu bóng của Chủ tịch Hồ Chí Minh những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ của cách mạng.
1. Chúng tôi đặt chân đến Hà Quảng – Cao Bằng khi núi rừng vẫn còn chìm trong màn sương sớm. Hơn 70 năm trước, nơi đây vinh dự là địa phương đầu tiên được đón bước chân Bác Hồ trở về đất Mẹ Việt Nam, lãnh đạo phong trào cách mạng nước ta. Ngày ấy, đất Hà Quảng còn vô cùng nghèo nàn, đường đi chỉ là những lối mòn nhưng bước chân Bác Hồ và những người cách mạng Việt Nam đã đạp bằng gian khó, nhóm lên ở nơi đây đốm lửa hồng đầu tiên, khởi nguồn cho ngọn lửa cách mạng bùng cháy khắp cả nước không lâu sau đó.
Từ xa, đã reo vang tiếng suối. Không gian thanh tịnh đến lạ. Từ trên cao, Đền thờ Bác sừng sững, uy nghi nhưng lại vô cùng linh thiêng mà bình dị giữa núi đồi. Đền thờ Bác tựa lưng vào núi, nhìn về phương Nam bát ngát mênh mông.
Trước anh linh của Người, đoàn cán bộ, phóng viên Báo PLVN chúng tôi đã thành kính dâng hương tưởng nhớ Bác. Đại diện Báo PLVN, Phó Tổng Biên tập thường trực, Bí thư Đảng ủy Đặng Ngọc Luyến đã báo công với Bác về hành trình nỗ lực của chúng tôi - những người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng - mà sinh thời, Bác đã gửi gắm nhiều trọng trách. Trước Bác, những người làm báo Báo PLVN đồng lòng hứa với Bác sẽ thực hiện đúng lời Bác dạy, luôn giữ cho “mắt sáng, lòng trong, ngòi bút sắc”.
Bao quanh ngọn đồi có đền thờ Bác là dòng suối trong vắt chảy ra từ lòng núi mà Bác đã đặt tên suối Lê – Nin. Men theo dòng suối đến hang Cốc Bó, dường như đâu đây vẫn thấp thoáng bóng hình Người - một ông Ké trong bộ quần áo chàm, quần xắn cao, tay cầm gậy, dáng đi nhanh nhẹn nhưng ung dung. Từ chiếc bàn đá chông chênh bên bờ suối, những trang sử đầu tiên của Cách mạng Việt Nam đã được hình thành! Từ chiếc hang đá chật hẹp, ẩm ướt Cốc Bó, cơ đồ nước non Việt đã hình thành! Từ ngọn núi Các Mác này, đã sừng sững tiền đồ xán lạn của cả một dân tộc…
2. Về Cao Bằng lần này, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Báo PLVN là phát triển nhân lực cho Đảng. Chuyến công tác này còn nhằm thực hiện chủ trương đổi mới chất lượng sinh hoạt Đảng, tăng cường hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên của Báo PLVN. 
Đến dự buổi lễ kết nạp Đảng viên mới có đồng chí Nguyễn Thị Nhung Út - Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Tư pháp; đồng chí Đặng Ngọc Luyến – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo PLVN; đồng chí Vũ Hoàng Diệp – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập Báo PLVN; đồng chí Trần Thị Hương Mai – Đảng ủy viên, Phó Tổng Biên tập Báo PLVN; đại diện UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Tư pháp Cao Bằng. Tham dự chương trình còn có sự tham gia của  toàn thể Đảng viên Chi bộ khối hành chính, Chi bộ khối nội dung, đại diện Chi bộ các cơ quan đại diện và cán bộ, biên tập viên, nhân viên Báo PLVN.
Các Đảng viên mới cùng chụp ảnh lưu niệm với đại diện Đảng ủy và các Chi bộ. Ảnh: Chí Công
 Các Đảng viên mới cùng chụp ảnh lưu niệm
với đại diện Đảng ủy và các Chi bộ.
Ảnh: Chí Công
Phát biểu tại Lễ kết nạp Đảng viên mới, đồng chí Đặng Ngọc Luyến cho biết: “Những chuyến đi về nguồn là một trong những hoạt động mà Đảng ủy Báo PLVN đã tiến hành và hoạt động thường xuyên. Qua những chuyến về nguồn, chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác giáo dục Đảng viên, đặc biệt là những cán bộ Đảng viên làm việc trong lĩnh vực hoạt động tư tưởng”. Khẳng định vai trò của Đảng trong hoạt động của quần chúng, đồng chí Đặng Ngọc Luyến nói: “Chúng tôi nhận thấy sự phát triển của Chi bộ trong sự phát triển chung của Đảng bộ. Sự phát triển này cũng đã được Đảng ủy Bộ Tư pháp ghi nhận. Sự phát triển của Đảng cũng đi cùng với sự lớn mạnh của Báo PLVN. Năm 2008, Báo PLVN chỉ có 8 Đảng viên, đến nay đã có 41 Đảng viên, với 3 Chi bộ. Báo PLVN cũng đã phát triển nhiều ấn phẩm phụ được độc giả ghi nhận. Trong buổi lễ trang trọng ngày hôm nay, thay mặt Đảng ủy Báo PLVN cảm ơn sự quan tâm của Đảng ủy Bộ Tư pháp.”
Đồng chí Đặng Ngọc Luyến cũng bày tỏ tin tưởng, hy vọng vào các đồng chí Đảng viên mới được kết nạp, hy vọng các Đảng viên mới lĩnh hội lời căn dặn của các đồng chí Bí thư Chi bộ, tiếp tục phát huy những ưu điểm của mình, đóng góp chung cùng với Báo thực hiện thành công các chỉ tiêu của đề án đổi mới Báo PLVN. 
Đồng chí Nguyễn Thị Nhung Út bày tỏ sự xúc động khi dự một lễ kết nạp Đảng viên tại chiếc nôi của Cách mạng Việt Nam. “Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước cờ Đảng, trước lá Quốc kỳ, các đồng chí cần nhớ rõ những lời tuyên thệ của mình trước cờ Đảng, Quốc kỳ và ảnh Bác. Báo PLVN cần tiếp tục nuôi dưỡng để phát triển Đảng viên mới, tăng cường lực lượng cho Đảng.” Các đồng chí Đảng viên mới cũng rất xúc động khi được tuyên thệ trên mảnh đất linh thiêng của Cách mạng Việt Nam. Sau khi nhận quyết định công nhận Đảng viên mới, các đồng chí Đảng viên đã nhận nhiệm vụ và hứa sẽ thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng, những nhiệm vụ mà Đảng giao phó…
3. Cũng trong chuyến đi này, Báo PLVN thực hiện chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật” tại các huyện Nguyên Bình, Thạch An. Mỗi ngày sẽ có 100 tờ báo PLVN được tặng miễn phí cho các xã ở hai huyện này. 
Chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật” là một sự kiện ghi dấu ấn mạnh mẽ về công tác từ thiện xã hội của Báo PLVN, nhất là thiết thực thực hiện Điều 4 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về chủ trương xã hội hóa công tác PBGDPL. Với việc thực hiện chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật”, Báo PLVN và các nhà tài trợ đã đi tiên phong trong công tác xã hội hóa tuyên truyền, PBGDPL. 
Nhờ sự ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ, nhiệt thành của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là có sự động viên, khích lệ của lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị Trung ương và địa phương, bạn đọc trong cả nước và nhất là các nhà tài trợ là những doanh nghiệp đã nhiều năm qua âm thầm chung tay cùng Báo PLVN thực hiện công tác “xóa nghèo pháp luật” cho người dân nói chung và người dân ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. 
Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo PLVN trao tượng trưng ấn phẩm Báo PLVN cho các xã thuộc hai huyện Thạch An và Nguyên Bình (đại diện Sở Tư pháp tiếp nhận). Ảnh: Chí Công
Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo PLVN trao tượng trưng
ấn phẩm Báo PLVN cho các xã thuộc hai huyện
Thạch An và Nguyên Bình (đại diện Sở Tư pháp tiếp nhận).
 Ảnh: Chí Công 
Thông qua chương trình, những người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, miền núi, hải đảo đã được cập nhật thông tin pháp luật, thông tin đời sống xã hội, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời, phục vụ đắc lực cho việc cải thiện cuộc sống, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Ông Đặng Ngọc Luyến cho biết với sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức…đã có gần 2 triệu tờ báo với gần 5 tỷ đồng được Báo PLVN đưa về các xã trong khuôn khổ chương trình chung tay xóa nghèo pháp luật. Và năm 2014, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã tiếp tục cam kết cùng Báo PLVN thực hiện công tác xã hội từ thiện đầy ý nghĩa này.
“Non xa xa, nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê Nin, kia núi Mác/ Hai tay gây dựng một sơn hà…”như văng vẳng đâu đây giọng ngâm sang sảng của Bác giữa róc rách tiếng suối reo vui. Từ đốm lửa hồng tay Bác nhóm năm nào nơi núi rừng Pác Bó, nay non sông nước Việt đã thống nhất, thanh bình và thịnh vượng. Từ một ngọn suối nhỏ, nay Cách mạng Việt Nam đã thực sự cuồn cuộn một dòng sông lớn, hòa nhập vào thế giới. 
Rời Pác Bó, trên đỉnh ngọn núi Các Mác bừng lên mặt trời hồng tươi, chợt nhớ 4 chữ “Hồng nhật cao minh ” trong bức hoành phi lớn trong đền thờ Bác. Sáng rỡ trên cao xanh là mặt trời hồng đỏ, càng thêm tin ở sức mạnh dân tộc, tin ở tiền đồ của cách mạng Việt Nam, tin vào sự nghiệp đổi mới mà Đảng khởi xướng và lãnh đạo, tin ở những bước phát triển mới của nền báo chí cách mạng mà trong đó, Báo PLVN là một thành viên hăng hái, tràn đầy sức sống và ý chí quyết tâm. Bác Hồ vẫn từng ngày dõi trông và chờ đợi ở mỗi chúng ta đó… 

Tin cùng chuyên mục

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đọc thêm

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.