Khôi phục rừng ngập mặn vì hệ sinh thái “carbon xanh”

Khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn là nhiệm vụ cấp thiết trong thập kỷ phục hồi hệ sinh thái. (Nguồn: Cục Lâm nghiệp)
Khôi phục và bảo vệ rừng ngập mặn là nhiệm vụ cấp thiết trong thập kỷ phục hồi hệ sinh thái. (Nguồn: Cục Lâm nghiệp)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá của cộng đồng địa phương và là thành phần quan trọng của hệ sinh thái “carbon xanh”, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) đã khai mạc tại Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), kỳ vọng sẽ thúc đẩy kết quả Đánh giá nỗ lực toàn cầu lần đầu tiên theo quy định của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Tham dự Hội nghị COP 28, Việt Nam thể hiện vị thế tích cực, chủ động và sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu, trên quan điểm ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thực hiện trên nguyên tắc công bằng, công lý, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân.

Tăng cường chính sách quản lý rừng

Mới đây, tại Hội thảo quốc tế “Phát huy giá trị đa dụng của rừng ngập mặn (RNM) cho mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị khẳng định Chính phủ Việt Nam rất nỗ lực trong việc tăng cường chính sách quản lý rừng thời gian qua. Ông nêu bật vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế của RNM ven biển ở Việt Nam, kêu gọi các tỉnh ven biển tăng cường nỗ lực bảo vệ và trồng RNM.

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1662/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biển đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”, trong đó nhấn mạnh cơ chế, chính sách là giải pháp tiên quyết. Cụ thể, phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp 2017 và các cơ chế, chính sách hiện hành. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống sa mạc hóa và suy thoái đất, cơ chế chính sách về khôi phục và phát triển rừng ven biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hiện nay, chính sách quản lý liên quan đến rừng ngập mặn được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật quan trọng, được phổ biến, cụ thể hoá đến từng địa phương. Đó là Luật Lâm nghiệp 2017, Nghị định 119/2016/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu; Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT về danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trông lâm nghiệp. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ NN&PTNT đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật cho 15 loài cây trồng ngập mặn chủ yếu; đề xuất công nhận 8 Tiêu chuẩn quốc qua liên quan đến trồng RNM.

Về kết quả thực hiện Đề án, ông Triệu Văn Lực - Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, những thành quả đạt được là có nhiều tiến bộ trong chính sách và hướng dẫn kỹ thuật để quản lý rừng bền vững, cùng với nhiều thành tựu trong bảo vệ và trồng rừng. Tuy nhiên, công tác này vẫn đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả vấn đề sử dụng đất và khó khăn trong công tác trồng RNM.

Không chỉ là “mệnh lệnh về môi trường”

Vượt qua những khó khăn, thách thức để khôi phục và bảo vệ các khu RNM là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thập kỷ phục hồi hệ sinh thái bởi những vai trò đa chiều của RNM đối với phúc lợi môi trường và cộng đồng.

“Việc mất RNM nhanh chóng đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với khả năng phục hồi, đa dạng sinh học ven biển và sinh kế của hàng triệu người sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái này. Việc khôi phục RNM không chỉ đơn thuần là một mệnh lệnh về môi trường mà còn là nghĩa vụ đạo đức đối với các thế hệ tương lai”, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bà cũng nhấn mạnh và đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam trong công tác bảo tồn RNM. Bà nêu bật về các dự án hợp tác triển khai cùng với Bộ NN&PTNT, gồm cả hoạt động trồng và phục hồi hơn 4.000ha RNM và một dự án sắp tới do Canada tài trợ để bảo vệ và tạo thêm 1.000ha nữa.

Bà Ramla Khalidi cũng đề cập đến hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Chương trình toàn cầu Lời hứa khí hậu của UNDP, do Chính phủ Anh hỗ trợ, để tiến hành đánh giá trữ lượng carbon ở 28 tỉnh ven biển Việt Nam và xác định các lộ trình tài chính bền vững cũng như tiềm năng của thị trường carbon với tính toàn vẹn cao.

Đồng quan điểm, ông Alex White, Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn, Vương quốc Anh khẳng định RNM có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và phát triển bền vững, cũng như trong việc tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tăng trưởng xanh.

RNM là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái xanh, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu và cũng là một tài sản quý giá đối với tài chính carbon bền vững bởi tiềm năng to lớn về khử carbon. Do đó, các hành động cần thiết và cấp thiết hiện tại là tăng cường hợp tác liên ngành, tài chính bền vững và lồng ghép bảo tồn RNM vào các chính sách khí hậu của quốc gia và quốc tế, bảo đảm thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và khôi phục RNM một cách thực chất, hiệu quả.

Đọc thêm

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Đề phòng mưa dông khu vực Bắc Bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, chiều tối và đêm nay (24/4) mưa rào và dông rải rác vẫn xuất hiện ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An...

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).