Khởi nghiệp xã hội vì sao chưa phát triển?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Khởi nghiệp xã hội là một mô hình khởi nghiệp đặc biệt, vừa giúp thanh niên tạo dựng ước mơ làm giàu, đồng thời tạo ra những giá trị tốt đẹp, góp phần giảm tải gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên, hiện trong nước mô hình này chưa phát triển mạnh bởi nhiều yếu tố.

Tỉ lệ khởi nghiệp chuyên về doanh nghiệp xã hội chỉ đạt 0,45% 

Tính tới thời điểm năm 2014, trên cả nước ước tính có hơn 200 tổ chức hoạt động theo mô hình khởi nghiệp xã hội. Đây là là mô hình khởi nghiệp theo định hướng doanh nghiệp xã hội (DNXH), lấy kinh doanh làm lĩnh vực hoạt động chính, nhưng không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể.

Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có 18 triệu người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ và những người yếu thế khác cần sự trợ giúp của xã hội. Những DNXH đã góp phần không nhỏ giúp giảm tải bớt những gánh nặng xã hội. Hiện, các DNXH ở Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực như cơ sở sản xuất với lao động là người tàn tật, dự án khởi nghiệp hỗ trợ người nghèo, du lịch thiện nguyện, dạy các kĩ năng cho người khó khăn… 

Theo ông Cao Hồng Hưng, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Thanh, thiếu niên, Trung ương hội LHTN Việt Nam, trong vòng vài năm nay, trong nước đã xuất hiện nhiều cơ sở, doanh nghiệp xuất thân từ mô hình khởi nghiệp xã hội làm rất tốt cả hai vai trò kinh doanh và hỗ trợ cộng đồng. Có thể kể đến vexere.com, ra đời từ sự đồng cảm với việc người dân khó khăn khi xếp hàng mua vé tàu, xe vào dịp cao điểm; CED, doanh nghiệp hoạt động về nâng cao năng lực hỗ trợ cho người khiếm thính qua việ cung cấp dịch vụ kiến thức, hỗ trợ việc làm cho họ hoà nhập cộng đồng; công ty TNHH thủ công Mai tạo ra hàng nghìn việc làm cho những người thợ thủ công, trong đó phần lớn là phụ nữ nghèo tại các vùng quê, nhằm nâng cao khả năng tự  lập, thoát nghèo thông qua thương mại công bằng… Theo ông Cao Hồng Hưng, những mô hình thành công như thế là các tấm gương khởi nghiệp xã hội giúp các bạn trẻ định hướng được con đường khởi nghiệp cho mình.

Có tiềm năng, nhưng thực tế, tại Việt Nam, mô hình khởi nghiệp xã hội vẫn chưa phát triển, chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Theo một khảo sát năm 2016 cho thấy, tỉ lệ khởi nghiệp chuyên về doanh nghiệp xã hội chỉ đạt 0,45%, tỉ lệ người trưởng thành đang điều hành các hoạt động xã hội ở Việt Nam chỉ ở mức 0,65 so với trung bình 3,7% trên thế giới, đó là một con số khá thấp. 

“Nợ” doanh nghiệp xã hội một hành lang pháp lý

Trung ương Đoàn TNCS HCM đã triển khai chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016-2021 với 3 đối tượng trọng tâm là sinh viên, thanh niên nông thôn và doanh nhân trẻ. Bên cạnh đó, một Hội đồng chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp gồm 21 thành viên là các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, trí thức có nhiều kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, điều hành nền kinh tế đất nước, các doanh nhân thành đạt…

Ngoài ra, Đề án Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2015-2019 nhằm triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp như truyền thông, đào tạo, tập huấn, kết nối nguồn lực… cho thanh niên theo các khu vực, địa bàn khác nhau cũng đã ra đời. 

Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực trạng, hoạt động khởi nghiệp xã hội còn khá khó khăn, đến từ nhiều yếu tố như thiếu hành lang pháp lý phù hợp, chưa được trang bị kiến thức pháp luật vững vàng. Mặc dù Điều 10  Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng đã có những quy định về DNXH, nhưng thực tế, các doanh nghiệp này còn chưa nhận được nhiều ưu đãi, vẫn phải đóng thuế với cách tính gần như các doanh nghiệp thông thường.

Hoạt động truyền thông dành cho doanh nghiệp xã hội cũng chưa thực sự hiệu quả. Nói như ông Hồ Quang Huy, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp, thì “chúng ta nợ các doanh nghiệp xã hội một hành lang pháp lý thông thoáng và phù hợp thực tiễn, để các doanh nghiệp xã hội và những người trẻ đang khởi nghiệp xã hội có thể làm tốt hơn nữa  sứ mệnh làm giàu và phụng sự cho cộng đồng”.

Bà Vũ Kim Anh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch TP HCM, hiện hoạt động tại Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) chia sẻ, trong quá trình hỗ trợ khởi nghiệp xã hội, bà nhận thấy cái còn thiếu và quan trọng nhất đối với thanh niên khởi nghiệp, nhất là thanh niên các vùng nông thôn không hẳn là vốn mà là thiếu kiến thức về pháp luật, thiếu sự định hướng đúng đắn. Hiện đang tồn tại một lổ hổng rất lớn trong kiến thức khởi nghiệp như: Chưa có khái niệm về đăng kí sở hữu trí tuệ, kiến thức về thuế, xử lý các mối quan hệ… Rất cần trang bị cho người trẻ để có một hệ sinh thái khởi nghiệp an toàn, vững chắc.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.