Khởi nghiệp ngày nay: Khó khăn hay cơ hội?

Khởi nghiệp thời điểm này chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho người có đam mê, sáng tạo, học hỏi. (Ảnh: NVCC)
Khởi nghiệp thời điểm này chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội cho người có đam mê, sáng tạo, học hỏi. (Ảnh: NVCC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong thời điểm kinh tế biến động như hiện nay, câu hỏi về khởi nghiệp đã trở thành một chủ đề nóng bỏng. Và những người dũng cảm đặt chân vào thế giới kinh doanh phải đối mặt với một thách thức vô cùng lớn: Liệu đó là một cuộc đua đầy khó khăn hay cơ hội lớn đang mở ra?

Nhiều rủi ro khi khởi nghiệp

Ấp ủ việc mở một cửa hàng cà phê, bánh ngọt tại TP Hồ Chí Minh, nhóm bạn trẻ Hữu Luân, Mỹ Hạnh đã quyết định thuê một mặt bằng nhỏ xinh trên một con đường gần trung tâm thành phố với chi phí hàng tháng cho mặt bằng là 20 triệu đồng. Sau khi sửa chữa nhà, mua sắm đồ đạc, trang trí cộng với tiền cọc nhà và nhiều chi phí khác hết 500 triệu đồng, cả hai khai trương tiệm bánh. Tuy nhiên, tiệm bánh chỉ trụ được 8 tháng. Ba tháng đầu bù lỗ 20 triệu/tháng, các tháng sau khởi sắc, mỗi tháng chỉ bù lỗ 5 - 10 triệu nhưng hai bạn trẻ đã cạn vốn sau khi bỏ số tiền đầu tư vượt mức dự kiến, đã phải vay mượn quá nhiều, không thể “gồng gánh” thêm nữa.

Hai bạn trẻ đã phải chật vật tìm người sang lại tiệm bánh chỉ với 1/4 chi phí ban đầu bỏ ra và hành trang còn lại là... kinh nghiệm cho một lần khởi nghiệp.

Mỹ Hạnh chia sẻ: “Khi thất bại rồi mình mới nghiền ngẫm ra, tụi mình mở tiệm bánh nhưng chỉ tập trung vào phần trang trí tiệm nhiều quá, trong khi bánh là món chủ lực nhưng chưa thực sự xuất sắc, chưa cạnh tranh được với nhiều tiệm khác. Khách chỉ đến để chụp ảnh, thử một lần nhưng tỉ lệ quay lại ít. Cạnh đó, việc thiếu kinh nghiệm, dự trù sai về kinh phí và khả năng gồng lỗ cũng là một yếu tố khiến mình sớm thất bại trong cuộc khởi nghiệp này”.

Với Lê Hùng, 30 tuổi, ngụ Đà Lạt, 1 tỉ đồng chính là số tiền mua lấy bài học khởi nghiệp lần đầu. Hùng có một studio nhỏ, lượng khách ổn định. Sau nhiều năm trong nghề, Hùng quyết định mở rộng kinh doanh, tìm kiếm cơ hội phát triển bằng cách đầu tư phim trường. Anh thuê một mảnh đất rộng 2.000m2 khu ngoại ô Đà Lạt, dùng toàn bộ tiền dành dụm nhiều năm cộng với vay mượn gia đình để dựng một phim trường với nhiều tiểu cảnh trang trí lạ mắt cho các bạn trẻ check in “sống ảo”.

Thời gian đầu, khu check in thu hút được lượng khách đến đông đúc, lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, sau 6 tháng, lượng khách giảm dần, thu không đủ bù chi, trong khi tiền thuê mặt bằng và vận hành đến hơn 60 triệu/tháng. Chưa đầy một năm, khu check in đã phải ngừng hoạt động. Hùng cho biết, thực tế mô hình này vẫn sống tốt nếu có nguồn vốn dày. Bởi khi bước chân vào làm, Hùng nắm chắc phần ý tưởng cũng như tâm lý khách hàng trong mảng chụp ảnh check in, đồng thời cũng có chuyên môn và kết nối tốt trong nghề. Nhưng cái mà Hùng không lường trước được chính là chi phí marketing cho mô hình này quá lớn.

“Một khu check in sống ảo bắt buộc phải đổ tiền vào chi phí marketing, từ chăm sóc Fanpage, việc liên tục tạo các bộ ảnh mới đăng trên mạng xã hội, chạy quảng cáo cho khu, rồi thuê các bạn vlogger đến trải nghiệm, check in để tăng độ “hot”. Tháng nào cũng phải đều đặn đổ tiền vào đấy vài chục triệu đồng, nếu giảm chi phí là lượng khách sút thấy rõ ngay. Và nữa, một khu check in ban đầu sẽ rất thu hút khách, nhưng một khi bắt đầu trở nên quen thuộc thì khách sẽ ít quan tâm dần, đổ xô đến những khu mới mẻ hơn. Cái khó của lĩnh vực kinh doanh này là như thế, mà trước khi bước chân vào tôi không thể lường trước được” - Hùng chia sẻ.

Thời buổi công nghệ, nhiều bạn trẻ đã chọn con đường “an toàn” hơn, ít tiêu tốn vào mặt bằng, khởi nghiệp dựa trên sức mạnh của thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, đây cũng không phải là con đường an toàn tuyệt đối. Và khởi nghiệp bằng cách nào thì cũng có thể thất bại, nếu người tham gia thiếu kĩ năng và hiểu biết về thị trường.

Nguyễn Thanh Tùng, 28 tuổi, sở hữu shop chuyên phụ kiện điện thoại trên các sàn TMĐT cho biết, hiện nay, nhìn vào doanh số bán hàng mỗi ngày vài triệu đồng, vận hành nhẹ nhàng, ai cũng nghĩ bán các sản phẩm trên sàn TMĐT dễ, ít khả năng thua lỗ. Tuy nhiên, theo Thanh Tùng, bạn đã 2 lần thất bại vì các sản phẩm không phù hợp, tiêu tốn hết hơn 200 triệu đồng để mua bài học đắt giá. Với sản phẩm phụ kiện điện thoại, 3 tháng đầu cũng hầu như không có đơn hàng.

Thanh Tùng phải mày mò, tìm hiểu các cách thức tiếp cận khách hàng khi kinh doanh trên sàn TMĐT, các rủi ro gặp phải, cách thức đẩy công suất tiêu thụ dựa vào các liên kết bên ngoài... Theo Thanh Tùng, bạn đã phải tốn nhiều tiền bạc và tâm huyết để học hỏi mới có được hoạt động kinh doanh ổn định hiện nay.

Tận dụng thế mạnh công nghệ

Trần Lâm, “chuyên gia” về khởi nghiệp và kinh doanh trên sàn TMĐT. (Ảnh: NVCC).

Trần Lâm, “chuyên gia” về khởi nghiệp và kinh doanh trên sàn TMĐT. (Ảnh: NVCC).

Là chủ một doanh nghiệp thuộc hàng “top” trong ngành TMĐT, Trần Lâm còn được biết đến như một trường hợp khởi nghiệp “vượt khó” thành công, trở thành người truyền cảm hứng cho giới trẻ khởi nghiệp.

Tốt nghiệp ngành cơ khí, công việc khởi đầu của Trần Lâm là nhân viên bảo trì hệ thống máy trong nhà máy sản xuất tinh dầu thiên nhiên. Sau đó, với năng lực và nỗ lực, anh đảm nhiệm vị trí giám đốc nhà máy, tích lũy cho mình kiến thức về truy trình vận hành, sản xuất, chăm sóc khách hàng... Nhiều năm ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp, Trần Lâm nghỉ việc, dùng tất cả vốn liếng bao năm để lập doanh nghiệp sản xuất tinh dầu thiên nhiên. Anh sử dụng công nghệ để chiết xuất tinh dầu từ cây cỏ thiên nhiên, tạo ra các sản phẩm như xịt phòng đuổi muỗi, xịt thơm quần áo, bộ chăm sóc tóc, nước rửa chén, nến thơm... Trần Lâm cũng đầu tư mạnh vào các vườn trồng nguyên liệu. Tuy nhiên, sản phẩm ra thị trường không được như kì vọng, khách hàng không đón nhận, anh trắng tay với lần khởi nghiệp đầu tiên.

Sau cú vấp ấy, Trần Lâm lại xin việc vào làm nhân viên kinh doanh một công ty thương mại với mức lương cơ bản, vừa làm vừa học để có thời gian phát triển gian hàng trực tuyến mới mở ra. Trong quá trình ấy, Trần Lâm dần dà nhận ra những bí quyết để đi đường dài trên con đường khởi nghiệp. Đó là liên tục học hỏi để trở nên am hiểu lĩnh vực mình kinh doanh, là sự chăm chút cho việc xây dựng thương hiệu, là tìm tòi phát triển sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng và cải tiến chất lượng cho tốt hơn...

Nhờ những “bí quyết khởi nghiệp” ấy, giờ đây, Trần Lâm trở thành một trong những chủ thương hiệu có nhiều sản phẩm giữ vị trí số 1 trên thị trường TMĐT. Năm 2023, nhóm 5 thương hiệu của doanh nhân Trần Lâm đạt mốc doanh thu khoảng 100 tỷ đồng, trên các nền tảng.

Là một người tâm huyết với việc chia sẻ kiến thức, hỗ trợ người trẻ khởi nghiệp, Trần Lâm thường có nhiều hoạt động đào tạo, truyền đạt kiến thức về khởi nghiệp và kinh doanh thời công nghệ. Về khởi nghiệp trong giai đoạn hiện nay, Trần Lâm nhận định, giai đoạn này người trẻ khởi nghiệp sẽ gặp nhiều trở ngại nếu tham gia khởi nghiệp các sản phẩm không đặc sắc, thiếu tính cạnh tranh, vì đây là giai đoạn kinh tế khó khăn, sức mua giảm, cạnh tranh khốc liệt hơn trước kia rất nhiều, chưa kể hiện tại internet và TMĐT phát triển nên khách rất dễ tìm thông tin về các sản phẩm đang có. Để cạnh tranh thì đòi hỏi người khởi nghiệp có chiều sâu và khả năng kinh nghiệm quản lí nhiều nghiệp vụ, đây cũng là nhược điểm của người khởi nghiệp trẻ hiện nay.

Thời điểm này, người khởi nghiệp nên thận trọng vì rủi ro cao, thách thức nhiều. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà hoàn toàn không có cơ hội để bắt đầu. Nếu có thể tìm được các cơ hội và sản phẩm tiềm năng phù hợp mà thị trường đang cần, có nguồn lực triển khai phù hợp thì cũng không nên bỏ qua. Bởi thời điểm càng khó khăn, ít người tham gia thì sẽ có nhiều cơ hội được mở ra hơn. Quan trọng là nên cẩn thận tìm hiểu, phân tích kỹ từ nhu cầu thật sự của khách hàng để có thể tận dụng.

Cạnh đó, Trần Lâm cũng cho rằng, công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra nhiều cơ hội khởi nghiệp cho mọi người, mà đầu tiên là các chuyên gia hay các bạn trẻ giỏi nắm vững công nghệ. Công nghệ phát triển còn dẫn đến thông tin minh bạch hơn, dữ liệu thống kế dễ tìm kiếm hơn, giúp người trẻ dễ tìm được các ý tưởng kinh doanh mới, dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn với nguồn lực có giới hạn. Từ đó những người khởi nghiệp thể dễ dàng hơn trong việc hiểu được nhu cầu khách hàng, tiếp cận khách hàng và bán hàng. Bên cạnh đó, các công cụ tự động hoá doanh nghiệp bán hàng, chăm sóc khách hàng nếu tận dụng tốt cũng giúp người khởi nghiệp có thể phát triển mạnh hơn.

Có thể thấy, khởi nghiệp ngày nay chứa đựng không ít thách thức, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để người trẻ phát huy tinh thần sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến đổi. Khởi nghiệp không chỉ là một cuộc đua đầy cam go mà còn là một hành trình đầy hứa hẹn, nơi mà những nỗ lực, đam mê, lòng kiên trì có thể biến những ý tưởng thành hiện thực, tạo nên những thay đổi tích cực trong xã hội.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.