Khởi kiện vì bị cảnh sát mặc thường phục kiểm tra hành chính

Tổ công tác Y16/141 được thành lập theo 2 kế hoạch 141 của Công an Hà Nội.
Tổ công tác Y16/141 được thành lập theo 2 kế hoạch 141 của Công an Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 20/10, TAND Hà Nội xét xử vụ kiện giữa người khởi kiện là người đàn ông 41 tuổi, ngụ quận Hoàn Kiếm. Người bị kiện là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội, vắng mặt tại phiên tòa.

Đơn khởi kiện nêu, khoảng 14h30' ngày 6/10/2020, người khởi kiện đi xe máy trên đường Văn Cao, quận Ba Đình và bị Tổ công tác Y16/141, Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội dừng xe và yêu cầu kiểm tra hành chính. Người kiểm tra mặc thường phục, tay đeo băng đỏ, mở cốp xe khám xét tài sản và đồ vật trên người. Người khởi kiện bị yêu cầu tắt điện thoại, không quay phim, chụp ảnh quá trình kiểm tra giấy tờ xe.

Theo người khởi kiện, việc kiểm tra không có người làm chứng, không lập biên bản và giao biên bản, quyết định khám tài sản... cho người bị kiểm tra theo Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định.

Ngày 29/11/2020, người khởi kiện gửi đơn khiếu nại đến Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội. Sau khi nhận được giấy mời, ngày 4/12/2020, người khởi kiện đến Phòng CSGT, cung cấp các video liên quan sự việc.

Phòng CSGT sau đó có Quyết định giải quyết khiếu nại gửi người khởi kiện, khẳng định nội dung khiếu nại là sai. Lý do, người mặc thường phục kiểm tra người khởi kiện là cán bộ cảnh sát phòng chống ma túy, đảm bảo quy định trang phục lực lượng 141. Thứ hai, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Tổ công tác Y16/141 phát hiện người khởi kiện không đội mũ bảo hiểm nên dừng xe, kiểm tra hành chính theo quy định.

Theo quyết định của Phòng CSGT, người khởi kiện đã đồng ý và tự nguyện đưa các đồ vật, tài sản để cán bộ Tổ công tác kiểm tra hành chính, toàn bộ quá trình kiểm tra được người khởi kiện chứng kiến và sử dụng điện thoại để ghi hình giám sát. Việc kiểm tra hành chính của cán bộ Tổ công tác Y16/141 không làm hư hỏng, mất mát đồ vật, tài sản gì của nguyên đơn.

Song người khởi kiện cho rằng Tổ công tác vi phạm thẩm quyền khám xét phương tiện tài sản, khám xét khi không có quyết định và vi phạm quy định về trang phục.

Người khởi kiện muốn Phòng CSGT Hà Nội hủy Quyết định giải quyết khiếu nại trên, làm rõ 3 hành vi trên và phải công khai xin lỗi.

Tại phiên tòa hôm qua, HĐXX nhận định, Tổ công tác Y16/141 được thành lập theo 2 kế hoạch 141 của Công an Hà Nội.

Thứ nhất, về việc tập trung xử lý các trường hợp điều khiển mô tô, xe máy, lạng lách, đánh võng, chở người sai quy định, mang theo vũ khí tham gia giao thông. Thứ hai, bổ sung 15 tổ công tác 141 tại công an các quận, huyện.

Cán bộ cảnh sát phòng chống ma túy nêu trên, mặc thường phục song có đeo băng đỏ ghi chữ CAHN 141 (Công an Hà Nội) là sự hóa trang, đảm bảo đúng quy định trang phục theo kế hoạch của Công an Hà Nội. Kế hoạch cho phép mỗi tổ công tác có 10 người gồm: 4 CSGT, 3 cảnh sát phản ứng nhanh mặc sắc phục, 2 cảnh sát hình sự, một cảnh sát phòng chống ma túy mặc thường phục hóa trang, đeo băng đỏ CAHN 141.

Do vậy, việc cảnh sát phòng chống ma túy mặc thường phục kiểm tra hành chính với người khởi kiện là hoàn toàn đúng quy định, HĐXX nhận định.

Về tính hợp pháp của quá trình khám xét, tòa phân tích, 2 kế hoạch nêu trên của Công an Hà Nội có ghi rõ, với các trường hợp vi phạm có căn cứ, nghi vấn liên quan tội phạm tệ nạn xã hội, tiến hành kiểm tra hành chính với người, phương tiện để phát hiện, theo quy định.

Việc cán bộ Tổ công tác Y16/141 kiểm tra tài sản, đồ vật, phương tiện của người khởi kiện là tiến hành biện pháp kiểm tra hành chính, không tiến hành thủ tục khám xét phương tiện, tòa nhận định.

"Trên thực tế, kiểm tra hành chính là hoạt động chuyên ngành của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý và xử lý các đối tượng vi phạm hành chính", bản án nêu.

Theo HĐXX, căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan công an có thẩm quyền kiểm tra hành chính. Do đó, thành viên của Tổ công tác Y16/141 hoàn toàn có thẩm quyền kiểm tra hành chính khi người khởi kiện có hành vi điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm. Theo tòa, hoạt động này của Tổ công tác nhằm mục đích ngăn ngừa tội phạm trên địa bàn được phân công phụ trách.

Mặt khác, quá trình kiểm tra, cán bộ mặc thường phục kiểm tra giấy tờ, yêu cầu người khởi kiện mở cốp xe, lấy đồ đạc tài sản kiểm tra. Do không phát hiện vi phạm, cán bộ này đã bàn giao lại cho người khởi kiện. Người khởi kiện quay phim lại quá trình này, đồng thời nhận lại tài sản, không thắc mắc gì.

Trước quan điểm của người khởi kiện cho rằng "việc dừng xe, khám đồ vật là tùy tiện xâm phạm quyền công dân, quyền con người, quyền bất khả xâm phạm đến tài sản, danh dự, nhân phẩm", tòa cho là "không có căn cứ pháp luật".

HĐXX xác định Quyết định giải quyết khiếu nại của Trưởng phòng CSGT Hà Nội là đúng thủ tục khiếu nại, yêu cầu của người khởi kiện về việc hủy văn bản này không có căn cứ để chấp nhận.

Từ các phân tích trên, tòa không chấp nhận yêu cầu thứ ba của người khởi kiện về việc Phòng CSGT Hà Nội phải công khai xin lỗi anh trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Đọc thêm

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.