Khởi động du lịch 'mùa nước đổ' 2023 tại Mù Cang Chải

Du lịch "Mùa nước đổ" Yên Bái được tổ chức trong tháng 5/2023.
Du lịch "Mùa nước đổ" Yên Bái được tổ chức trong tháng 5/2023.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 5, những thửa ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải sóng sánh mùa nước đổ, khởi đầu cho mùa vụ mới của Mông trên miền sơn cước.

Tối 29/4, chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui” khai mạc các hoạt động du lịch “Mùa nước đổ” năm 2023 của Yên Bái được tổ tại sân khấu trung tâm huyện Mù Cang Chải.

Chương trình nghệ thuật được thiết kế thành 2 phần, trong đó phần 1 diễn tả tinh thần “đất nước trọn niềm vui”, và phần 2 khắc họa rõ nét “Ngày hội vùng cao”. Chương trình đã đem đến những ca khúc mang màu sắc riêng như Mù Cang Chải ngày mới, người vùng cao là thế, Ngày hội Vùng cao diễn tả diện mạo mới, khí thế mới của vùng đất đậm chất văn hóa Mông.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, cho biết đây là một trong nhiều hoạt động thường niên được huyện tổ chức với chuỗi các hoạt động trải nghiệm khám phá Di tích quốc gia Đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang mùa nước đổ, Festival dù lượn “Bay trên mùa nước đổ”. Du khách sẽ được thưởng thức một kỳ nghỉ vui vẻ với các đặc sản vùng cao, hòa mình vào các trò chơi dân gian, các hoạt động giải trí, văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc, được trải nghiệm các địa điểm du lịch hấp dẫn.

Dự kiến, chương trình du lịch "Mùa nước đổ” năm nay diễn ra trong tháng 5 với những trải nghiệm thực tế, đặc biệt là trải nghiệm canh tác ruộng bậc thang từ nghệ thuật làm đất, đắp bờ đến gieo cấy hay nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải, thêu dệt thổ cẩm, dệt vải Mông bằng sợi lanh, chế tác khèn Mông, nghệ thuật biểu diễn khèn Mông.

Tác phẩm "Vòng bạc của người Mông" của nhiếp ảnh gia Thanh Miền đoạt Huy chương Vàng cuộc thi Nhiếp ảnh New World lần 1 năm 2022.

Tác phẩm "Vòng bạc của người Mông" của nhiếp ảnh gia Thanh Miền đoạt Huy chương Vàng cuộc thi Nhiếp ảnh New World lần 1 năm 2022.

Song song với đó, du khách sẽ được khám phá các giá trị văn hóa cộng đồng dân tộc Mông, Thái tại các bản du lịch cộng đồng, tham quan, khám phá cảnh quan thiên nhiên Danh thắng Ruộng bậc thang Mù Cang Chải nổi tiếng như đồi Mâm xôi xã La Pán Tẩn, võng ruộng Móng ngựa xã Mồ Dề, rừng trúc xã Púng Luông, đồi thông, Sống lưng khủng long xã Dế Xu Phình, bãi đá cổ xã Lao Chải, rừng nguyên sinh xã Chế Tạo, đỉnh Lùng Cúng xã Nậm Có.

Nhân dịp này, triển lãm ảnh nghệ thuật Mù Cang Chải trong "Mùa nước đổ” được tổ chức quy tụ nhiều tác phẩm đẹp của các nhiếp ảnh gia. Còn nhớ vào hồi đầu tháng 10/2022, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thanh Miền của Yên Bái đã đoạt giải Huy chương vàng và Huy chương bạc tại cuộc thi ảnh quốc tế New World 2022 với 2 tác phẩm lột tả vẻ đẹp của ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

Đại diện phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải cho hay, chương trình lần này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), 137 năm ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2023), 69 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023). Đây cũng là dịp thuận lợi để quảng bá những sản phẩm du lịch hấp dẫn tới đông đảo du khách, tạo bước đệm để đưa Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

 Địa đạo Củ Chi là điểm đến thu hút du khách ở TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh trong bài: Địa đạo Củ Chi)

Khám phá căn cứ kháng chiến trong lòng đất

(PLVN) - Địa đạo Củ Chi là căn cứ kháng chiến, có hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu cũng như chịu được sức công phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ. Địa đạo Củ Chi ngày nay không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Đọc thêm

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'

Tôn vinh giá trị Áo dài qua chương trình 'Hương sắc Việt Nam'
(PLVN) - Tối 13/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” nhằm tôn vinh, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Thân thương các tỉnh, thành Việt Nam

Lần thứ hai Bác Hồ về thăm Quảng Ninh vào ngày 4/10/1957. (Ảnh Tư liệu)
(PLVN) - Nếu có dịp đi dọc dài dải đất hình chữ S, chúng ta sẽ thấy mỗi vùng miền đều có những dấu ấn, phong vị riêng. Và đặc biệt, có những địa danh đã trải qua hàng ngàn năm, có những địa danh ra đời trong những giai đoạn lịch sử với những tên gọi đã trở thành một phần di sản, văn hóa...

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.