Khơi dòng cải cách để tăng trưởng bền vững

Duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 đến 8 quý tới không quá khó, nhưng vấn đề là tính bền vững sau đó… (Ảnh minh họa)
Duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 đến 8 quý tới không quá khó, nhưng vấn đề là tính bền vững sau đó… (Ảnh minh họa)
(PLO) - Theo nhận định của các chuyên gia, mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay khả năng đạt và vượt, thậm chí đà tăng trưởng này có thể duy trì trong vài quý nữa. Tuy nhiên, đừng vì những kết quả ngắn hạn đó mà chậm cải cách, bởi chỉ có cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế mới có được tăng trưởng bền vững… 

Vấn đề được đề cập tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục khơi dòng cải cách và củng cố niềm tin đầu tư”, do Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức hôm 17/10…

Kỳ vọng và lo ngại

Báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2018 do CIEM công bố cho thấy, Việt Nam bước vào quý III với những kỳ vọng và lo ngại đan xen. Tăng trưởng kinh tế cao trong hai quý đầu năm giúp giảm đáng kể áp lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm. Xuất khẩu và giải ngân đầu tư nước ngoài tăng khá ổn định, giúp bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 (cập nhật) có thể đạt mức 6,88%. Tăng trưởng xuất khẩu cả năm dự báo ở mức 13,34%. Thặng dư thương mại dự báo ở mức 5,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2018 đạt 3,97%. 

Tuy nhiên, bối cảnh thương mại và thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, đặc biệt là diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và chính sách lãi suất của Mỹ, đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam trong điều hành kinh tế vĩ mô. 

Theo Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô của CIEM, ThS. Nguyễn Anh Dương, Việt Nam ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ là khẩu hiện. Bằng chứng là tái cơ cấu kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD) vẫn được thúc đẩy tuy không còn nổi bật.

Việt Nam cũng đã có các kịch bản và giải pháp linh hoạt ứng phó với diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ- Trung. Cùng với đó là nhận diện được các rủi ro (lạm phát, tỷ giá, lãi suất), đồng thời chuẩn bị cho việc phê chuẩn một số hiệp định thương mại tự do mới như CPTPP, EVFTA, đàm phán RCEP…

Nhìn vào bức tranh kinh tế 3 quý đầu năm, cho thấy kinh tế duy trì ở mức cao. Nhìn lại kết quả trong quý III không thấy được khó khăn thực tế trong điều hành, duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 đến 8 quý tới không quá khó, nhưng vấn đề tính bền vững sau đó…”- Trưởng ban Chính sách Kinh tế vĩ mô của CIEM cảnh báo.

Theo chuyên gia này, trong bức tranh sáng màu đó vẫn có những gam “màu xám”. Đó là cả tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản đều tăng chậm lại, xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào khu vực FDI, hàng hóa xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chưa được đa dạng hóa. Đặc biệt, việc điều hành chính sách tài khóa tuy có một số mặt tích cực nhưng chưa chuyển biến về căn bản, cụ thể thu để bù chi chứ chưa quyết liệt giảm chi, tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu trong bối cảnh thu từ dầu thô tăng…

Trong thu hút FDI, tuy vốn không còn là yếu tố quyết định song một loạt các yếu tố khác như chuyển giao công nghệ, phòng ngừa tác động bất lợi (môi trường, xã hội), các ngành ưu tiên thu hút, thể chế thu hút FDI, hệ thống thông tin giám sát… vẫn đang lúng túng trong cách làm.

Cải cách để có chất lượng tăng trưởng

Đồng tình với nhận định của CIEM, theo các chuyên gia, tái cơ cấu và cải thiện MTKD trong quý III đã không còn là hành động nổi bật. “Trong bối cảnh này, cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu kinh tế của Chính phủ là cần thiết, song không đủ…”- TS.Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT khẳng định. Theo ông, vấn đề là làm thế nào để thúc đẩy thêm sự chuyển biến về chất chứ không chỉ về lượng. Mà chất lượng tăng trưởng lại phụ thuộc vào tái cơ cấu kinh tế…

Trong báo cáo của mình, CIEM cũng khẳng định, cải cách thể chế (MTKD, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, đổi mới sáng tạo, thực tiễn pháp lý tốt) vẫn có ý nghĩa quyết định đối với tăng trưởng… 

Một lần nữa, thông điệp về việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động lại được đưa ra bàn thảo. Tồn tại, hạn chế thấy hết rồi. Giải pháp đã được đưa ra. Bi kịch là nhìn thấy nhưng không làm được, kể cả làm không mất tiền nhưng cũng không làm được…”- TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM trăn trở…

Chuyên gia “mổ xẻ” dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Đề cập đến vấn đề đầu tư công, Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng tuy đầu tư công đã giảm về số lượng nhưng các bệnh về đầu tư công chưa được chữa trị, chưa có công trình hạ tầng mang dấu ấn nhiệm kỳ. Về dự án Cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi 34 nghìn tỷ đồng nhưng xảy ra sai sót như vậy mà chỉ rút kinh nghiệm, theo Viện trưởng Viện CIEM là quá nhẹ.

GS- TSKH  Nguyễn Mại, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng mọi người mới chỉ nhìn những dự án cụ thể như Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi 34 nghìn tỷ đồng, nhưng nhìn bao quát hơn tất cả các dự án đầu tư, chỉ cần tiết kiệm 5% tổng mức đầu tư thì hàng năm ngân sách đã có thêm 5 tỷ USD. Đây là con số rất lớn cho tăng trưởng…  

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.