Khởi công dự án “Xử lý đất nhiễm chất độc Dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới“

Đại diện các đơn vị bấm nút khởi công dự án.
Đại diện các đơn vị bấm nút khởi công dự án.
(PLVN) - Ngày 2/10, tại sân bay A So (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ Tự lệnh Hóa học tổ chức khởi công Dự án “Xử lý đất nhiễm chất độc Dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới”.  

Đến dự có Thượng tướng Nguyễn Chí Vĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng; Thiếu tướng Hà Thọ Bình, Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Quân khu 4; Đại diện Văn phòng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; đại diện các tổ chức Quốc tế: Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

Các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án.
 Các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án.

Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã sử dụng thung lũng A So của huyện A Lưới làm sân bay dã chiến. Đây cũng là nơi chứa chất độc hóa học, là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải chất độc ở khu vực miền Trung.

Trong 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên - Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng là một trong những địa bàn chịu hậu quả nặng nề của chất độc dioxin. Sau chiến tranh đã có một số dự án khảo sát tình trạng đất nhiễm độc trên địa bàn huyện A Lưới.

Các kết quả khảo sát đã cơ bản xác định được khu vực ô nhiễm tại sân bay A So, với diện tích ô nhiễm ước tính khoảng 5,0 ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng đất ô nhiễm cần xử lý là 35.000 m3. Trong đó có khoảng 6.600 m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt (mức độ ô nhiễm rất nặng).  

Thống kê toàn tỉnh hiện có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, riêng huyện A Lưới có khoảng 5.000 người.

Ông Hồ Văn Tôi, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, huyện A Lưới cho biết. “Từ năm 1998 đến năm 2000 các nhà nghiên cứu lên đây để nghiên cứu, sau đó mới phát hiện ở đây tồn lưu chất độc dioxin quá mức cho phép. Do vậy, từ năm 2002 đến 2003 chính quyền địa phương đã di dời bà con ở khu vực này lên phía trên có tồn lưu chất độc nằm trong mức cho phép, tuy vậy nhưng qua quá trình sinh sống bà con rất lo lắng”.

Thứ trưởng Bộ QUốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cùng đoàn kiểm tra khu vực nhiễm chất độc dioxin.
Thứ trưởng Bộ QUốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cùng đoàn kiểm tra khu vực nhiễm chất độc dioxin.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, khắc phục hậu quả chiến tranh, trong đó có khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin đối với môi trường và con người là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương và nhân dân Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đây là hoạt động mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hướng tới thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Na đã cam kết với Liên Hiệp quốc.

Nhằm nhanh chóng tiến hành các biện pháp tẩy đất ở sân bay A So, tháng 2/2019, Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xin phép lập dự án: Xử lý đất nhiễm da cam/dioxin tại sân bay A So, A Lưới. Đến nay, Thủ tưởng Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp là Bộ Tư lệnh Hóa học chủ trì thực hiện dự án.

Việc triển khai thực hiện dự án khẳng định những nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Dự án được đánh giá sẽ mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, an ninh và quốc phòng cho tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dự án “Xử lý đất nhiễm độc chất dioxin tại sân bay A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” dự kiến sẽ được tiến hành trong 2 năm 2020-2022.

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.