Khốc liệt cuộc đua 'tranh suất' vào trường chuyên ở Hà Nội

Phụ huynh “chạy sô” cùng học sinh đến các điểm thi lớp 10 chuyên ở Hà Nội trong 2 ngày 1 - 2/6. (Ảnh: PV)
Phụ huynh “chạy sô” cùng học sinh đến các điểm thi lớp 10 chuyên ở Hà Nội trong 2 ngày 1 - 2/6. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỳ thi vào lớp 10 các trường chuyên ở Hà Nội không chỉ là “cuộc đua” của học sinh, mà đằng sau các em còn nỗi vất vả, cực nhọc của phụ huynh. Đặc biệt, đối với các gia đình ở ngoại tỉnh có con thi chuyên thì áp lực của các bậc cha mẹ còn tăng lên gấp nhiều lần.

Luyện thi cấp 3 từ tiểu học

Ngày 1 - 2/6 vừa qua, tại Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên tại ba điểm Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn, giữa buổi trưa hè nắng nóng, phụ huynh tập trung đông đúc ở khuôn viên, tại ghế đá, bậc thềm của trường để đợi con. Trong đó, rất nhiều phụ huynh ở ngoại ô TP Hà Nội hoặc ngoại tỉnh đưa con đến thi.

Phần lớn các em học sinh ở diện này thường thuộc tốp học khá, giỏi tại các trường ở tỉnh, huyện, nên được bố mẹ đầu tư từ sớm để thi vào những trường chuyên. Chị Nguyễn Thị Vân (Hà Nam) cho biết, chị rất chú trọng việc học tập của con cháu trong gia đình. Năm nay, con chị thi vào chuyên Vật lí của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội): “Tôi đầu tư cho cháu học từ năm cuối tiểu học. Cháu vào trường tốp đầu ở tỉnh, dù xa nhà gần 10 cây số, tôi vẫn đèo cháu đi học mỗi ngày. Để ôn thi vào các trường chuyên, dù ở quê không có nhiều điều kiện học tập, nhưng tôi vẫn tìm cho cháu những lớp tốt nhất. Giá thành trung bình một buổi học là 500 nghìn đồng”. Theo chị Vân, đầu tư cho tri thức luôn luôn đáng giá đối với tương lai của mỗi em học sinh.

Chị Phạm Thị Hằng (Hải Dương) chia sẻ, con chị năm nay đăng ký thi vào lớp chuyên tiếng Anh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, từ năm lớp 3, chị đã xác định cho con gái thi vào các lớp chuyên tiếng Anh: “Số lượng các trường chuyên, trường điểm thì bao năm vẫn vậy, nhưng lượng học sinh tăng lên, khả năng học tập của các em cũng ngày càng giỏi. Để tăng khả năng đỗ cho con, tôi phải xác định ôn thi cho cháu từ sớm”. Chị Hằng cho biết, số tiền chị đầu tư cho con học tập phải lên đến hàng chục triệu đồng mỗi năm. Từ việc lựa chọn các trung tâm dạy học uy tín cho đến các gia sư có trình độ chuyên môn cao, chị đều mời về dạy học cho con.

Phụ huynh “chạy sô” với các kỳ thi

Niên học 2024 - 2025, các trường THPT chuyên có rất nhiều thay đổi trong cách tuyển sinh. Một số trường như THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn,... chỉ thi trong một buổi, giới hạn số môn, có mức điểm sàn (5 hoặc 6 điểm mới tiếp tục được xét tuyển). Hệ cận chuyên ở các trường cũng đã được bỏ theo đúng luật.

Do các trường có nhiều thay đổi trong cách thi và mong muốn được đỗ vào những môi trường tốt, tại kỳ thi vào lớp 10 chuyên năm nay, rất nhiều học sinh đã “chạy sô” vài trường một lúc. Để giúp các em tập trung ôn thi, phụ huynh chính là người lên kế hoạch, đồng hành cùng con.

Chị Phạm Thị Hằng (Hải Dương) chia sẻ: “11 giờ 45 phút cháu thi xong môn cuối cùng ở Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, đến 1 giờ 30 phút chúng tôi phải về đến Hải Dương để cháu kịp tham dự kỳ thi vào Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi của tỉnh”. Để giúp con đạt được mơ ước vào trường chuyên, chị Hằng phải lên lịch trình sắp xếp xe, chuẩn bị cung đường đi, tại điểm trường ở Hải Dương chị đã bố trí người nhà tiếp tế nước và dụng cụ học tập cho con: “Chúng tôi phải vượt chặng đường gần 80km trong vòng hơn một tiếng để cháu kịp kỳ thi tiếp theo”.

Chị Nguyễn Thị Vân (Hà Nam) chia sẻ, con của chị đã thi liên tiếp từ ngày 29/5 cho đến 3/6: “Trường THPT chuyên Biên Hòa thi vào từ ngày 29/5 đến ngày 31/5. Sau khi cháu thi xong, tôi lập tức thuê taxi đưa cháu lên Hà Nội để nghỉ ngơi, chuẩn bị kỳ thi của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vào sáng sớm hôm sau. Thi xong, cháu có một buổi chiều thư giãn trước khi bước vào hai ngày thi ở Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên”. Để con có một mùa thi tốt nhất, chị Vân đã xin nghỉ phép tại cơ quan, lên lịch trình thuê khách sạn, thuê xe, chọn chỗ ăn uống bảo đảm vệ sinh gần trường học. Chị chia sẻ, tuần sau, chị phải tiếp tục đưa con lên Hà Nội để thi vào Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội.

Kỳ thi vào lớp 10 tại các trường chuyên ở Hà Nội năm nay thu hút cả nghìn thí sinh trên toàn miền Bắc tham gia. Bắt đầu từ 1/6 với Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), số lượng thí sinh tham gia dự thi chính thức là gần 3.300 thí sinh trên 4 nghìn nguyện vọng vào 7 hệ chuyên (Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn). Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, số lượng học sinh đăng ký dự thi gần 3.000 thí sinh đăng ký vào các hệ chuyên Vật lí, Toán học Tin học, Sinh học... Tại Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.509 em, trong đó gần 1.000 thí sinh đăng ký thi chuyên ngữ văn, hơn 300 thí sinh thi chuyên lịch sử và hơn 200 thí sinh thi chuyên địa lý.

Không chỉ đầu tư tiền bạc, để con giành được một suất vào các trường chuyên, nhiều phụ huynh bỏ cả thời gian, công sức để đưa con đi thi với suy nghĩ các trường THPT chuyên là một môi trường tốt, tạo nền tảng giúp các học sinh tự tin, phát triển bản thân trong tương lai. Chị Nguyễn Thị Minh (Sơn Tây, Ba Vì) có con thi vào trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Tôi định hướng cả hai con và các cháu họ hàng trong nhà thi vào chuyên. Theo tôi, đây là một môi trường được chọn lọc kỹ lưỡng, học sinh có nền tảng tốt, ý thức học hành. Đạo đức tốt, năng lực giỏi sẽ giúp các con theo đuổi đam mê, tìm được ngành học, công việc ưng ý trong tương lai”.

Đọc thêm

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Luật TP HCM đoạt giải nhất cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot 2024

Ban tổ chức trao giải nhất cho đội TSUNAMI đến từ Trường Đại học Luật TP HCM.
(PLVN) - Ngày 25/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP HCM diễn ra vòng Chung kết và Lễ trao giải cuộc thi Phiên tòa giả định - VMoot cấp Quốc gia năm 2024, đánh dấu mùa thứ VIII thành công của sân chơi học thuật này. Sự tranh tài của hai đội xuất sắc nhất thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên môn và các sinh viên ngành luật trong cả nước.

Lấy ý kiến sửa quy chế tuyển sinh đại học

Ảnh minh hoạ
(PLVN) - Bộ GD&ĐT lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 08 ngày 6/6/2022 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.