Khoảnh khắc phụ huynh “thấp thỏm” ngóng con nơi cổng trường

Khoảnh khắc phụ huynh “thấp thỏm” ngóng con nơi cổng trường
(PLO) - Trong khi các sĩ tử đang miệt mài làm bài thi, ở bên ngoài ở cổng trường nhiều phụ huynh “thấp thỏm” mong ngóng

Thức cùng con, đi thi cùng con...
Động viên con trước khi thi, che ô cho con cùng bước vào trường thi, ngồi chờ suốt ba tiếng đồng hồ trước cổng trường, mong ngóng con trước cổng trường… Tất cả những hình ảnh đời thường ấy không khó để bắt gặp trước các hội đồng thi.
Anh Nguyễn Huy Khoa (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà ở cách trường thi 20 km, nên mỗi sáng chuẩn bị cho con đi thi cả nhà anh lại dậy từ lúc 4 giờ 30 phút sáng. Chuẩn bị cho con từ trang phục mặc đi thi, đến món ăn sáng. Làm sao cho con thoải mái nhất đi thi đạt kết quả cao”.
Anh Nguyễn Huy Khoa chia sẻ: "Chuẩn bị cho con từ trang phục mặc đi thi, đến món ăn sáng. Làm sao cho con thoải mái nhất đi thi đạt kết quả cao”.
Anh Nguyễn Huy Khoa chia sẻ: "Chuẩn bị cho con từ trang phục mặc đi thi, đến món ăn sáng. Làm sao cho con thoải mái nhất đi thi đạt kết quả cao”.
Cùng quan điểm với anh Khoa, anh Hoàng Minh Châu có con học trường THPT Mê Linh tâm sự: “Cả năm cả đời mình đi làm nghỉ mấy hôm để đi chăm sóc con đi thi có là gì đâu? Con ngồi trong phòng thi làm bài vất vả là nhiều chứ bố mẹ ngồi ngoài này chờ có nắng thế nào cũng chịu được.”
Chị Lan ở( Quốc Oai, Hà Nội) lo lắng chia sẻ: “Vì con mình à con gái, nên mấy hôm đi thi cháu lo lắng nhiều, tối nằm trằn trọc không ngủ được. Nên mẹ cũng lo lắng thức trắng cả đêm.
Nỗi lòng phụ huynh đưa con đi thi.
Tâm trạng lo lắng thể hiện rõ nhất của phụ huynh nhất là khi trống trường điểm kết thúc giờ làm bài. Lúc này, mặc cho cái nắng chói chang của Hà Nội trong mấy ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiều người bắt đầu nhốn nháo, đứng kín cả cổng trông ngóng, cố gắng nhìn vào bên trong sân trường để chờ con ra.
Anh Hoàng Minh Châu có con học trường THPT Mê Linh tâm sự: "Con ngồi trong phòng thi làm bài vất vả là nhiều chứ bố mẹ ngồi ngoài này chờ có nắng thế nào cũng chịu được.”
 Anh Hoàng Minh Châu có con học trường THPT Mê Linh tâm sự: "Con ngồi trong phòng thi làm bài vất vả là nhiều chứ bố mẹ ngồi ngoài này chờ có nắng thế nào cũng chịu được.”
Anh Minh một nhân viên Ngân Hàng tại Hà Nội chia sẻ: “ Mấy ngày nay ở cơ quan rất nhiều việc nhưng mình phải xin sếp nghỉ sớm để ra cờ con. Mặc dù hơn một tiếng nữa với tan trường nhưng quả thực có ngồi làm việc ở cơ quan cũng không an tâm”. 
Chị Hiền ở Sóc Sơn- Hà Nội chia sẻ: “ Không phải lần đầu tiên đưa con đi thi nhưng cảm giác trống điểm hết giờ làm bài mà chưa thấy con ra là lại bồn chồn không yên”.
Cùng chung tâm trạng với nhiều phụ huynh khác lo lắng không biết con làm bài có được không. Chỉ đến khi gặp được con gặp nhau và được con khoe  làm được bài thi thì lúc ấy mới bớt đi lo lắng.
 “Đứng ngồi không yên…”, đó là tâm trạng chung của các bậc phụ huynh khi đưa con đi thi. Đợi con ở bên ngoài, cổng trường đóng kín nhưng  các ông bố, bà mẹ vẫn  “thấp thỏm” không yên cố gắng nhìn qua khe cửa vào bên trong.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia chỉ diễn ra trong 4 ngày, nhưng  đó là dấu mốc đánh dấu kết thúc 12 năm đèn sách của con. Cũng dễ hiểu khi cha mẹ lo lắng bồn chồn.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.