Khoảng 1.800 tàu cá, 20.000 ngư dân Malaysia tham gia tìm kiếm Boeing 777

Tàu của ngư dân trên biển Malaysia. Ảnh: Yachtaragorn
Tàu của ngư dân trên biển Malaysia. Ảnh: Yachtaragorn
(PLO) - Tối 10/3, Giới chức Malaysia đề nghị huy động khoảng 1.800 tàu cá của ngư dân vào tìm kiếm chiếc Boeing 777 bị mất tích hôm 8/3.
Dẫn lời từ The Star, cho biết Malaysia sẽ huy động gần 1.800 tàu cá của ngư dân nước này tham gia vào cuộc tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích. Bộ trưởng Công nghiệp và Nông nghiệp Ismail Sabri Yaakob cho biết, giới chức Malaysia vừa đề nghị đưa 1.788 tàu cá từ 5 bang Kelantan, Terengganu, Perlis, Perak và Penang vào tìm kiếm chiếc máy bay mất tích và sẽ báo cáo cho chính quyền nếu họ phát hiện các vật thể khả nghi.
“Sau khi thảo luận với quyền Bộ trưởng Giao thông Seri Hishamuddin, chúng tôi nhận thấy đây là một cách hay để hỗ trợ cho nỗ lực tìm kiếm. Mặc dù chúng tôi có lực lượng cảnh sát và quân đội chuyên nghiệp, song những ngư dân lại am hiểu hoạt động tìm kiếm trên biển. Vì thế sẽ có khoảng 17.000 đến 20.000 ngư dân sẽ tham gia hoạt động tìm kiếm phi cơ mất tích" ông Yaakob nói.
Theo Malay Mail đưa tin tối 10/3, Malaysia sẽ mở rộng tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích đến tận đất liền phía Tây vùng biển của nước này. Trong cuộc họp báo vào tối 10/3, Tổng giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Malaysia, ông Azharuddin Abdul Rahman cho biết: Từ ngày mai, phạm vi mà các lực lượng của Malaysia sẽ tìm kiếm máy bay Boeing 777-200 tăng thêm 185 km từ vị trí mà máy bay liên lạc lần cuối ở ngoài khơi thành phố Kota Baru và sẽ tiếp tục mở rộng trong những ngày tới.
Ông Azharuddin cho hay, khu vực mà lực lượng tìm kiếm sẽ hoạt động bao gồm mũi phía bắc Sumatra trên bờ biển phía tây bán đảo Malaysia. Ông nói: "Chúng tôi chọn khu vực mới cho lực lượng tìm kiếm dựa vào đường bay của phi cơ và tính tới cả khả năng phi cơ đã quay trở lại".
Trước đó, ngày 8/3, giới chức bắt đầu tìm kiếm trong khu vực có bán kính 20 hải lý với tâm là địa điểm chuyến bay MH370 xuất hiện lần cuối trên màn hình radar. Tuy nhiên, sau đó lực lượng tìm kiếm cứu nạn (SAR) mở rộng khu vực tìm kiếm tới 50 hải lý sau khi không thể xác định vị trí máy bay. Họ tìm thấy một số vật, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy chúng không liên quan tới phi cơ mất tích. Thậm chí lực lượng SAR đã kiểm tra một vệt dầu loang giữa Malaysia và Việt Nam, nhưng kết quả phân tích của cơ quan hóa học cho thấy đó không phải là dầu của chiếc Boeing 777-200.
Một máy bay cũng phát hiện một vật thể màu vàng trôi nổi. Nhiều người suy đoán nó là xuồng cứu sinh của chiếc Boeing 777-200. Một con tàu đã vớt vật thể này, nhưng sau đó nhân viên cứu hộ phát hiện nó là một nắp cuộn cáp đóng rêu. Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia kêu gọi giới truyền thông, cả địa phương lẫn quốc tế, không công bố những kết quả mà cơ quan chức năng chưa xác nhận. 
“Lực lượng 9 nước đang cố gắng xác định vị trí của MH370. Việc công bố những tin tức chưa được xác minh chỉ gây ra sự nhầm lẫn và hy vọng không thực tế”, ông Azharuddin nói.
Cũng trong buổi họp báo tối 10/3, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia, nói rằng các nhà điều tra đã xem lại khuôn mặt của hành khách trong video từ camera ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Kết quả cho thấy hai hành khách dùng hộ chiếu giả để lên máy bay Boeing 777-200 không có những đặc điểm của người châu Á.
Ông Datuk không mô tả khuôn mặt của hai hành khách và cũng không công bố danh tính của họ. "Giờ đây nhóm điều tra đang tập trung vào giả thuyết hai người đó là thành viên của một tổ chức cung cấp hộ chiếu đánh cắp", ông Datuk tiết lộ. 
Khi hãng MAS công bố danh sách chi tiết các hành khách trên chuyến bay MH370 đi từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, người ta thấy tên của Luigi Maraldi, một người Italy 37 tuổi. Tuy nhiên, giới truyền thông Italy khẳng định Maraldi không hề lên máy bay. Anh đang ở Thái Lan, đã gọi điện thoại cho gia đình để báo tin. Maraldi nói ai đó lấy cắp hộ chiếu của anh từ nhiều tháng trước tại Thái Lan. 
Tương tự, Christian Kozel - tên của một người Áo cũng xuất hiện trong danh sách, song Ngoại trưởng Áo Martin Weiss khẳng định với CNN rằng Kozel không ngồi trên chuyến bay và vẫn bình an vô sự. Ông nói Kozel mất hộ chiếu cách đây hai năm.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.