Khó tin: người nghèo sống như thời nguyên thủy bên khu đô thị xa hoa nhất Việt Nam

Cách Phú Mỹ Hưng - khu đô thị văn minh bậc nhất Đông Nam Á - chưa đầy 6km có một ấp đảo người dân vẫn cuộc sống như thuở hồng hoang. Mùa mưa, nhà nào cũng lo kê cao chum vại trữ gạo. Họ hái rau muống, lục bình, bông súng mọc hoang dưới đầm về ăn với tôm cá dưới rạch rồi bó gối nhìn trời...

[links()]Ai dám tin chuyện vùng đất chỉ cách khu đô thị văn minh bậc nhất Đông Nam Á là Phú Mỹ Hưng chưa đầy 6km, nhưng người dân vẫn cuộc sống như thuở hồng hoang, hàng tuần mới đi chợ một lần?

“Ấp đảo Rôbinsơn”

Người dân trong vùng hay gọi xóm Gò (ấp 1, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh) là ấp đảo Rôbinsơn. “Đảo hoang" này chẳng những biệt lập về vị trí địa lý, mà cuộc sống cũng tách hẳn với với đất liền.

Đường chính dẫn vào “quốc đảo Rôbinsơn”
Đường chính dẫn vào “ấp đảo Rôbinsơn”

Xóm Gò thực chất một cù lao nằm giữ sông. Thuyền là phương tiện duy nhất để lên đảo. Bác lái đò đùa: "May mắn cho cô chú sang khi nước lớn, thuyền mới đi được. Gặp lúc thủy triều xuống, phải lội bộ qua sông. Bùn ngập cao hơn đầu gối, người nào không biết cách đi, “chết chắc” mắc kẹt".

Chỉ cách đất liền một con sông nhỏ, nhưng khi đặt chân lên đảo người ta có cảm giác đang cách xa đô thị hàng trăm cây số. Đứng ở bến đò, phóng hết tầm mắt không thấy một mái nhà. Nằm xen giữa những con rạch ngang dọc, những đầm hoang, tất cả chỉ một màu xanh những rặng dừa nước. Không một tiếng động cơ, không một tiếng người, tĩnh lặng đến độ tiếng chim hót cũng đủ làm khách giật mình.

Con đường độc đạo dẫn vào đảo chạy dài tít tắp. Nếu không có hàng cột điện thẳng hàng, nhiều người không dám dấn. Gọi là “đường”, thực ra chỉ là lối mòn, nhiều đoạn cỏ lau trùm kín, đi bộ cả cây số cũng chưa gặp người dân nào. Những ngôi nhà hiếm hoi lại bị ngăn cách với đường chính bởi rất nhiều đìa, ao.

Sau gần nửa tiếng đồng hồ cuốc bộ giữa trưa nắng, khách đã gặp ngôi nhà "mặt tiền" đầu tiên, nằm sát bờ đìa, mái và bốn vách đều quây bằng lá dừa nước. Cột kèo, dui mè cũng tạm bợ cây bần cây đước. Cả ngôi nhà chỉ có nền xi măng là sản phẩm của "thành thị".

Khó khăn lắm mới gặp một ngôi nhà lá đơn sơ trên đảo
Khó khăn lắm mới gặp một ngôi nhà lá đơn sơ trên đảo

Chủ nhà, cô Trương Thị Hoa một trong những người thâm niên lâu năm "bám đảo", cũng là chủ tiệm tạp hóa lớn nhất nơi đây. Gọi là “lớn nhất”, nhưng lèo tèo vài dây dầu gội đầu, vài bánh xà bông, muối, đường, dầu, nước mắm ... đặt trên kệ gỗ sơ sài.

Chủ quán kể nhà vốn ở huyện Nhà Bè. Năm 1983, cô lấy chồng, theo về xóm Gò: "Chồng tui không phải dân nhập cư, mà là dân gốc thứ thiệt, tới 3 đời ở đảo".

Chủ nhà nhớ lại những ngày mới tới: "Cả đời tôi không dám hình dung Sài Gòn lại có một nơi như thế. Buồn hiu hắt, đứng trông bốn phía không thấy một nóc nhà, cả ngày không gặp ai. Giữa Sài Gòn mà tưởng ở miệt U Minh, đêm nằm nghe tiếng tiếng ếch nhái kêu râm ran, nhớ quê phát khóc". Cô kể tiếp: "Hồi đó ở đây chưa có đường đất, tất cả phải đi bằng thuyền nhỏ, cứ chèo từ rạch này qua rạch khác".

Mỗi lần muốn sang đất liền, phải đi bộ vòng vèo các bờ đầm mất khoảng một tiếng rưỡi mới ra tới bến. Sau vụ lúa, người ta mang những thứ nhà làm được như chổi dừa nước, tôm cá bắt dưới sông… vào thành phố bán. Mỗi chuyến rời nhà từ 3h sáng, 9h tối mới về tới nơi, vậy mà "ngày đó bốn ký tôm mới đổi được một ký gạo, ai cũng đói vì tôm không thể ăn thay cơm".

Tháng nắng thì vậy, tháng mưa có khi cả tuần không ra khỏi nhà, sợ lầy lội trượt xuống rạch, lao vào bụi dừa nước, gặp rắn rết. Cứ trước mỗi mùa mưa, nhà nào cũng lo kê cao chum vại trữ gạo. Rau muống, lục bình, bông súng mọc hoang dưới đầm, hái về ăn với tôm cá dưới rạch, người trên đảo bó gối nhìn trời suốt mấy tháng mùa mưa.

Xa xôi cách trở như thế, ít học cũng là điều dễ hiểu, như nhà cô Hoa có bốn người con mà chẳng ai học hết cấp 1. Cô phân trần: "Sáng phải dậy đi học từ 5h, về đến nhà là 7h tối, hôm mưa gió phải đến 9h tối, cực không theo được". Cả nhà chỉ có chồng cô là sang đất liền làm thuê, còn hai con trai hàng ngày đi thả lưới ngoài sông. Cô Hoa ngoài tiệm tạp hóa còn có khoảng 3 công đất (3000m2) trồng bồn bồn, mỗi tháng kiếm 1 - 2 triệu.

Cuộc sống “săn bắt hái lượm”

Hàng xóm gần nhất cũng cách tiệm tạp hóa gần 1km. Đó là nhà lá nhỏ bé, xiêu vẹo, chênh vênh, nửa nhà là chiếc thuyền cũ kiêm… giường ngủ vợ chồng anh Nguyễn Văn Sáu. Người đàn ông hơn 40 tuổi, da ngăm đen rắn rỏi, hào sảng như dân miền biển.

Sau 1975, anh theo cha mẹ từ Nhà Bè sang xóm Gò làm ruộng, khẩn hoang; ban đầu chọn những đìa cạn, phát cỏ, đắp bờ, san phẳng ròng rãi suốt 3 tháng mới khai hoang được 3 công đất trồng lúa, nuôi vịt. Thức ăn chủ yếu là trứng vịt, con cá, con cua bắt được. Một tháng cả nhà đi chà lúa một lần, đủ ăn hết tháng. Cuộc sống hầu như tự cấp, tự túc.

Công việc thường nhật của một
Công việc thường nhật của một "Rôbinsơn"

Vợ anh quê gốc Tiền Giang, mới theo chồng về đây được vài năm. Hỏi: "Cuộc sống ở đây giống quê chị không", chị cười: "Ở miền Tây sướng hơn nhiều".

Chị kể: "Hồi chưa lấy, ảnh hay nói chỗ chỗ ảnh tuy Sài Gòn mà buồn lắm, không được như chỗ em đâu. Tôi nghĩ ảnh nói xạo, làm gì có chuyện Sài Gòn buồn hơn miền Tây. Ai dè về đây buồn thật. Có khi cả ngày chẳng nhìn thấy ai ngoài… chồng".

Cô gái miền Tây chia sẻ, vất vả thiếu thốn mấy vẫn chịu được, chỉ sợ muỗi và ruồi: "Cách đây vài năm, ruồi nhiều vô kể, bám khắp nhà như rải đậu đen. Thả đường vào một xô nước, chỉ một ngày được lưng xô ruồi. Rải xăng khắp nhà một lúc là ruồi chết đen kịt". Anh Sáu phụ họa: "Bãi rác Đa Phước bên kia sông khiến nước ở đây ô nhiễm nặng, ruồi muỗi nhiều vô kể". Mấy năm gần đây ruồi đã đỡ nhiều, muỗi thì "trời nhập nhoạng tối, vợ chồng tôi phải chui vô mùng, ăn cơm xem phim trong đó. Sơ ý thò chân ra ngoài, chúng bâu đen lại, đốt đỏ như phát ban".

Khác với những người ngụ cư, anh Nguyễn Ngọc Sơn sinh ra và lớn lên ở xóm Gò. Hiện ngôi nhà lá khoảng 15m2 chỉ mình anh ở. Vật dụng duy nhất "văn minh" trong nhà anh là chiếc radio lớn cỡ bàn tay, “bạn thân” là con chó vàng. Anh Sơn chia sẻ, ở đây nhiều năm đã quen sống lủi thủi, từ sáng tới tối chỉ có con chó vàng làm bạn. Cả tuần mới sang đất liền một lần, mùa mưa thì có khi cả nửa tháng.

Người đàn ông có thâm niên 40 năm bám đảo tâm sự: "Ngán nhất là mùa mưa. Nằm một mình trong căn nhà lá, bốn phía chỉ có nước và cây dại, cảm giác như ở cánh đồng hoang. Buồn não ruột”.

Rời đảo khi nắng chiều đã đã dịu, gió từ sông thổi bầu không khí trong lành, không hề vương chút khói bụi đô thị. Cây cầu bên sông dài hơn 100m bên bến đò đã đổ xong nhịp, chỉ chờ hoàn thiện. Sau khi có điện, nước, có lẽ chỉ vài tháng nữa ấp đảo này sẽ có một con đường nối đất liền, những “rôbinsơn” của đảo sẽ không còn nỗi lo bị cô lập mùa mưa.

Theo Xa lộ pháp luật

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.