Khó phân định tuyệt đối chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị xây dựng pháp luật

Lãnh đạo Bộ nghe báo cáo.
Lãnh đạo Bộ nghe báo cáo.
(PLO) - Đó là khẳng định của Bộ trưởng Lê Thành Long tại buổi nghe báo cáo về những nội dung còn ý kiến khác nhau liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị xây dựng pháp luật diễn ra chiều qua (4/4). Các Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Phan Chí Hiếu cùng tham dự.

Theo Dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị xây dựng pháp luật, một trong những nhiệm vụ cốt lõi của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật là chủ trì thẩm định chính sách pháp luật, các đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản do các đơn vị thuộc Bộ lập hoặc soạn thảo, dự thảo thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp ban hành; đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản có tính đặc thù, nội dung phức tạp liên quan đến phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều đơn vị xây dựng pháp luật hoặc nhiều đơn vị thuộc Bộ theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ.

Dự thảo Quyết định cũng đã bổ sung nhiệm vụ của Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế trong việc chủ trì, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trong lĩnh vực pháp luật dân sự - kinh tế; bổ sung nhiệm vụ của Vụ Pháp luật quốc tế trong việc chủ trì, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL trong lĩnh vực pháp luật quốc tế theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, Nghị định số 96/2017/NĐ-CP và Quyết định số 1610/QĐ-BTP. Đồng thời Vụ Pháp luật quốc tế sẽ xây dựng Phụ lục các lĩnh vực pháp luật do Vụ Pháp luật quốc tế tham gia xây dựng góp ý, thẩm định để xác định các lĩnh vực pháp luật do Vụ này chủ trì thực hiện.

Góp ý vào các nội dung của Dự thảo Quyết định, đại diện Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế đề nghị cân nhắc bỏ cụm từ “đề nghị xây dựng văn bản và dự án, dự thảo văn bản có tính đặc thù, nội dung phức tạp liên quan đến phạm vi, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều đơn vị xây dựng pháp luật” vì quy định này quá chung chung, khó xác định văn bản nào là đặc thù, nội dung phức tạp. Đồng thời, hai đơn vị trên cũng cho rằng hiện nay hầu hết các VBQPPL đều có xu hướng điều chỉnh nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực trong cùng một văn bản.

Đối với nhiệm vụ, chức năng của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, đại diện Vụ Pháp luật quốc tế đề nghị bổ sung quy định ngoại trừ về các VBQPPL có yếu tố nước ngoài trong việc xác định các lĩnh vực pháp luật do 2 vụ phụ trách để tránh trùng lặp với nhiệm vụ của Vụ Pháp luật quốc tế. Còn Văn phòng Bộ đề nghị bổ sung nhiệm vụ “phối hợp với Văn phòng Bộ để rà soát, đánh giá, xử lý kết quả rà soát, đề xuất sáng kiến và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Bộ Tư pháp” trong Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị.

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng khẳng định không thể quy định, phân định một cách tuyệt đối các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị xây dựng pháp luật vì các lĩnh vực pháp luật ngày càng có tính đan xen, giao thoa với nhau. Do vậy, Dự thảo Quyết định cần bám sát nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử để đảm bảo tính ổn định, đồng thời lấy căn cứ gốc là luật công và luật tư, luật trong nước và luật quốc tế để quy định, phân biệt chức năng, nhiệm vụ mỗi đơn vị cho phù hợp.

Về chức năng của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ trưởng đồng tình với góp ý của đại diện Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế bởi hầu hết các văn bản pháp luật hiện nay đều phức tạp. Các vấn đề liên quan đến phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều đơn vị xây dựng pháp luật thì thuộc về chức năng của Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.

Còn việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính cần tập trung vào các lĩnh vực pháp luật chuyên sâu, xác định hàm lượng yếu tố nước ngoài để xem xét có thuộc phạm vi chức năng, thẩm quyền hay không. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật quốc tế cần dung hòa các nhiệm vụ sao cho đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các đơn vị khác. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của Văn phòng Bộ trong công tác điều phối nên Văn phòng Bộ và các đơn vị xây dựng pháp luật cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với nhau. 

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.