Nói về việc một lượng rau quả lớn từ Trung Quốc hằng ngày vẫn được nhập về Việt Nam, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khẳng định, sở dĩ rau quả Trung Quốc được tiêu thụ nhiều vào thời điểm này do ta bị hẫng về giao thoa thời vụ.
Ông Nguyễn Trí Ngọc . |
Theo ông Ngọc, hơn chục ngày trước, giá nhiều loại rau, củ như cà chua, cải bắp, khoai tây, cà rốt….trong nước tăng cao, có loại tăng tới 40%. Cũng lúc đó, ở nhiều địa phương miền Bắc và quanh khu vực TPHCM, khoai tây, bắp cải, cải thảo…giá rẻ, có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện rất nhiều. "Việc rau quả Trung Quốc chảy về mình theo quy luật thị trường là chuyện bình thường vì rõ ràng, giá các mặt hàng của họ rẻ hơn"- ông Ngọc nói.Cũng có thổ nhưỡng, khí hậu gần tương tự, vì sao ở ta rau đắt và hiếm trong khi rau Trung Quốc lại nhiều và rẻ, thưa ông? Rau ở Trung Quốc vào chính vụ, nên thu hoạch ồ ạt, giá rẻ. Còn ở nước ta, lúc đó lại là giao thoa giữa vụ đông bình thường và vụ đông ưa lạnh, nên nguồn cung bị... hẫng. Cùng đó, khu vực miền Trung bị mưa lũ, nhiều diện tích rau bị thiệt hại. Một số diện tích rau ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ bị khô hạn, thiếu nước, nên năng suất giảm. Diện tích rau, quả cả nước luôn xê dịch khoảng 800.000-900.000 ha, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Hiện rau vụ đông ở miền Bắc bắt đầu vào vụ nên giá đã giảm. Riêng phía Nam và quanh TPHCM như Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Lâm Đồng, Đăk Lăk… do thời tiết khá thuận lợi, năng suất rau cao, có nơi đạt 200 tấn/ha nên nguồn cung khá dồi dào. Tất nhiên, việc nhập khẩu như khoai tây, cà rốt, tỏi, hành tây vẫn diễn ra vì do giá rẻ hơn.Có nhiều e ngại nguồn rau từ Trung Quốc, chúng ta có kiểm dịch hết không? Nếu có vấn đề, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm? Tôi nghĩ, giao thương rau củ quả với Trung Quốc, vào thời điểm giao mùa mỗi bên là chuyện bình thường từ xưa tới nay. Việc kiểm dịch, chủ yếu với các mặt hàng chính thống với số lượng lớn, còn hàng tiểu ngạch, rất khó kiểm soát. Đây là vấn đề cực khó. Nếu không có biện pháp truy xuất nguồn gốc của sản phẩm thì rất khó quản lý, nhất là nơi sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Là một nước nhiệt đới nhưng lâu nay chúng ta nhập nhiều hoa quả, trong đó có cả rau quả Trung Quốc, điều này có vô lý không, thưa ông? Công bằng mà nói, Việt Nam là đất nước nhiệt đới, có thể sản xuất được mặt hàng rau quả, đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng ta chưa làm được. Đó là hạn chế của ngành nông nghiệp. Chẳng hạn, như ngô, đậu tương…có nhiều điều kiện phát triển, nhưng vẫn phải nhập rất nhiều để chế biến thức ăn chăn nuôi. Hay như hoa quả, với lợi thế trù phú của đồng bằng sông Cửu Long, vùng miền núi trung du Bắc bộ, có thể nói hoa trái quanh năm, nhưng vẫn phải nhập một lượng nhất định. Ta chưa có các loại giống, đáp ứng nhu cầu sản xuất, thị trường... Mặt khác, sản xuất chưa tốt, tức là năng suất không đảm bảo, hiệu quả chưa cao, nên giá thành cao. Việc nông sản nước ngoài, trong đó có rau, củ quả vẫn bị cạnh tranh trên sân nhà đã diễn ra từ nhiều năm nay. Đây cũng là bài toán khó cho ngành nông nghiệp và lĩnh vực trồng trọt trong quá trình hội nhập...Cảm ơn ông!
Theo Phạm Anh
Tiền Phong
Tiền Phong