Khó kiểm soát các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Ngày càng nhiều chị em có nhu cầu cải thiện nhan sắc của bản thân, cùng với tâm lý truyền tai nhau những cơ sở làm đẹp mà tự khách hàng cho là rẻ, là đẹp, là an toàn. Nắm được nhu cầu này, các cơ sở làm đẹp tự phát mọc lên như nấm, bất chấp an toàn sức khỏe của khách hàng để thu lợi dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Cơ sở làm đẹp đua nhau ra lò

Lâu nay, làm đẹp luôn là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu như trước kia, chỉ những người có điều kiện kinh tế mới đến thẩm mỹ viện để chỉnh sửa nhan sắc thì nay, dịch vụ này đã nở rộ khắp nơi, len lỏi về khắp các vùng quê.

Hiện nay, theo quản lý của Sở Y tế Hà Nội, có khoảng 3.000 cơ sở y tế tư nhân được cấp phép hành nghề trên mọi lĩnh vực, trong đó khoảng 50 cơ sở làm đẹp được cấp phép, có bác sĩ thực hiện. Điều đáng nói là bên cạnh những cơ sở được cấp phép, hiện có nhiều spa, thẩm mỹ viện không được cấp phép nhưng vẫn triển khai dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Những cơ sở này thường áp dụng chiêu trò quảng cáo “thổi phồng” và thực hiện những dịch vụ vượt quá phạm vi cho phép, tiềm ẩn nguy cơ gây tai biến cho khách hàng.

Theo đó, nếu khách hàng không đủ thông tin, kinh nghiệm để chọn cho mình một cơ sở thẩm mỹ tốt, rất có thể họ sẽ phải hứng chịu những hậu quả nặng nề. Nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh, mới đây nhất, TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng khoa Phẫu thuật Thẩm mỹ, Bệnh viện Trưng Vương cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận 2 ca Bệnh thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở không chuyên bị nhiễm trùng. Ca thứ nhất là chị Lê Thị Th. nhập viện ngày 23/1 trong tình trạng nhiễm trùng mí mắt do tự đến các cơ sở thẩm mỹ không chuyên để nhấn mí, dẫn đến lật mí và nhiễm trùng vết cắt. Ca thứ hai là chị Nguyễn Thanh L. do thực hiện phẫu thuật tạo má lúm đồng tiền dẫn đến bị thủng má, nhiễm trùng vết thương.

Đó chỉ là 2 trong số muôn vàn các ca bị nhiễm trùng do phẫu thuật thẩm mỹ, trong thời gian gần đây, các bệnh viện từ khắp các tỉnh, thành phố liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp làm đẹp tại các cơ sở thẩm mỹ không chuyên, dẫn đến nhiễm trùng, phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, 6 tháng cuối năm, hầu hết các bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân đến điều trị do làm đẹp tại cơ sở không chuyên như tiệm spa, tiệm làm tóc. Đáng nói, khi tới điều trị, các bệnh nhân đều thuộc tầng lớp trí thức và không chịu chia sẻ về cơ sở mình thực hiện làm đẹp để cảnh báo nhiều người. Nhất là thời điểm cuối năm, nhiều cơ sở quảng cáo rầm rộ về làm đẹp như tạo má lúm đồng tiền, nhấn mí, phun xăm chân mày,...

Muôn vàn “chiêu” để đối phó với đoàn kiểm tra

Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội tổ chức nhiều đoàn kiểm tra đột xuất các cơ sở làm đẹp trên địa bàn, phát hiện và thu hồi đăng ký kinh doanh của nhiều cơ sở có sai phạm. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra quá mỏng trong khi số lượng cơ sở làm đẹp quá lớn nên dù đã cố gắng, công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Đó là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quản lý còn hạn chế.

Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy định, tất cả các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ có triển khai những kỹ thuật y tế đều phải được Sở Y tế cấp phép thì mới được hoạt động.  Còn các spa, thẩm mỹ viện cung cấp dịch vụ làm đẹp thông thường thì do quận, huyện cấp phép, quản lý và tuyệt đối không được triển khai các kỹ thuật xâm lấn, sử dụng dao kéo,… Thế nhưng, việc các thẩm mỹ viện và spa quảng cáo sai sự thật, triển khai quá phạm vi cho phép vẫn diễn ra phổ biến. 

Theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với cơ sở khám, chữa bệnh đã nêu rõ quy định về hành nghề cấp chứng chỉ hành nghề cũng như đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh. Hiện có hai hình thức hoạt động: Với dịch vụ thẩm mỹ như phun, thêu môi, lông mày thẩm mỹ thì chủ cơ sở phải công bố dịch vụ với Sở Y tế. Còn với phẫu thuật cắt mí, tạo hình mắt, mũi… phải do bác sĩ có giấy phép hành nghề thực hiện. Ngoài ra, các cơ sở thực hiện làm đẹp phải đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế… đúng quy định.

Trên thực tế quy định là vậy, thế nhưng theo đánh giá của Sở Y tế Hà Nội, qua kiểm tra, các sai phạm mà các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ thường mắc nhiều nhất vẫn là quảng cáo sai sự thật, thổi phồng các giá trị thật của các dịch vụ làm đẹp… Hàng năm, Sở Y tế vẫn phối hợp với phòng y tế các quận, huyện tổ chức nhiều đợt tăng cường công tác thanh, kiểm tra… Tuy nhiên, rất nhiều cơ sở dùng các “chiêu” để đối phó với đoàn kiểm tra, như liên kết, giới thiệu khách hàng cho nhau qua điện thoại, hẹn địa điểm, giờ thực hiện các kỹ thuật làm đẹp ở nhiều nơi khác nhau và thường xuyên thay đổi. 

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.