Khó khăn trong thực hiện Luật Tiếp cận thông tin tại Hà Giang

(PLVN) - Sau 3 năm thực hiện Luật Tiếp cận thông tin (Luật TCTT), việc trển khai thực hiện Luật của tỉnh Hà Giang đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên còn một số hạn chế, khó khăn cho người dân trong việc tìm kiếm các thông tin cần thiết.

Nhằm triển khai thực hiện Luật TCTT và Nghị định số 13/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật TCTT tại địa phương, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành các văn bản, kế hoạch về triển khai Luật TCTT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) hàng năm tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức triển khai thực hiện Luật đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả.

Theo đó, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Luật cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, huyện. UBND cấp huyện tổ chức 20 hội nghị triển khai Luật cho gần 5.000 người; 4.082 hội nghị tập huấn, quán triệt cho 250.000 cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; cung cấp 15.000 tờ gấp, sổ tay hướng dẫn và gần 1.000 cuốn Luật, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, tỉnh đã chỉ đạo nâng cấp, vận hành Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử các cấp, ngành; ban hành Quy chế quản lý và sử dụng; bố trí cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin nhằm đảm bảo việc cung cấp, minh bạch thông tin; rà soát, phân loại, lập danh mục các thông tin phải được công khai theo quy định. Duy trì, lưu giữ, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin của cấp tỉnh, huyện trên các Cổng, Trang thông tin điện tử để cán bộ, nhân dân có thể truy cập dễ dàng. Trong 3 năm, tỉnh mở được 6 lớp tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cung cấp thông tin cho 1.138 cán bộ, công chức, viên chức làm đầu mối cung cấp thông tin của cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn.

Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện đúng quy định của pháp luật về cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân. Trong đó bao gồm việc yêu cầu và cung cấp thông tin chủ yếu trực tiếp tại trụ sở làm việc hoặc qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax. Các yêu cầu cung cấp thông tin đều được trả lời kịp thời không để xảy ra tình trạng chậm, muộn. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực nhìn chung được các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Người dân khai thác thông tin trên các trang thông tin điện tử.

Người dân khai thác thông tin trên các trang thông tin điện tử.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận thông tin của Luật, Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện một số biện pháp như bố trí các thiết bị thu tín hiệu, thiết bị nghe - xem và thiết bị phụ trợ cho các điểm sinh hoạt dân cư cộng đồng của các thôn, bản xa trung tâm xã thuộc địa bàn khu vực biên giới, miền núi, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, các đồn, trạm biên phòng; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật.

UBND các huyện, thành phố cũng đã thực hiện lắp đặt một số trạm truyền thanh cơ sở tại các xã khó khăn; lắp đặt các trạm phủ sóng di động mạng 3G, 4G đến các thôn bản biên giới, vùng sâu, vùng xa để người dân tiếp cận được các thông tin một cách kịp thời; tuyên truyền thông tin bằng tiếng dân tộc; đầu tư mua các trang thiết bị cần thiết như loa di động, loa truyền thanh để tuyên truyền, cung cấp các thông tin đến với người dân.

Tuy nhiên, hiện nay việc thực thi Luật TCTT trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức về công tác cung cấp thông tin, chưa có sự quản lý chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân.

Tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vẫn chưa thực sự nắm được đầy đủ quyền tiếp cận thông tin của mình cũng như lợi ích của việc này, do đó còn e ngại khi đưa ra yêu cầu thông tin đối với các cơ quan nhà nước.

Cùng với đó, việc trang bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác tiếp cận thông tin ở một số xã, thị trấn, nhất là ở các xã vùng sâu, xa còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống thiết bị, máy móc, loa truyền thanh cơ sở, lắp đặt mạng internet ở nơi công cộng... Điều này gây cản trở, khiến công dân cảm thấy chưa tự tin khi tìm kiếm thông tin họ cần.

Để khắc phục tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan nhà nước của tỉnh Hà Giang cần nhận thức đầy đủ và thực hành vai trò, trách nhiệm quan trọng của mình trong việc cung cấp thông tin minh bạch theo yêu cầu của công dân dựa trên hướng dẫn từ Bộ Tư pháp nhằm cải thiện hiệu quả việc thực thi Luật TCTT.

Trong đó, Sở Tư pháp với trách nhiệm là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, xem xét tham mưu UBND tỉnh cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Tiếp cận thông tin đến cán bộ, công chức, viên chức các cấp, nhất là đầu mối cung cấp thông tin tại các đơn vị để nắm bắt, thực hiện tốt hơn trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.