Khó khăn trong thu thập và đánh giá chứng cứ án hình sự

Khó khăn trong thu thập và đánh giá chứng cứ án hình sự
(PLO) - Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giai đoạn 2015 – 2018 và tiếp nối thành công các hội thảo trước đó, Liên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam tiếp tục phối hợp với Quỹ hợp tác quốc tế Đức về pháp luật (IRZ) tổ chức Hội thảo “Kỹ năng thẩm vấn và tranh tụng của LS trong các vụ án hình sự” để trao đổi, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng hành nghề, trong đó đặc biệt chú trọng tới các kỹ năng thu thập, kiểm tra, sử dụng và đánh giá chứng cứ. 

Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam Nguyễn Văn Chiến nhấn mạnh về vai trò mang tính quyết định sự thật khách quan của chứng cứ trong các vụ án hình sự. Đối với LS, việc nắm bắt lý luận về chứng cứ, khả năng thu thập và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự là yếu tố quan trọng bảo đảm thành công của LS trong tranh tụng. Do vậy, hoạt động này cần khách quan, cẩn trọng để loại trừ hiện tượng sai lệch hồ sơ, chứng cứ phản ánh sự việc không đúng sự thật dẫn đến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. 

Mặc dù Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) 2015 đã quy định LS có quyền thu thập chứng cứ bình đẳng với bên buộc tội, tuy vậy do đặc thù nghề nghiệp là LS đơn phương thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người phạm tội nên thường gặp khó khăn, bất lợi hơn và từ chính phía các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập các chứng cứ liên quan để phục vụ cho quá trình bào chữa. 

Cùng với đó, đến nay vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể của BLTTHS về quyền của LS cũng như trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các cơ quan hữu quan nên hoạt động thu thập, tài liệu chứng cứ của LS còn rất khó khăn. 

Nhiều băn khoăn cụ thể được các LS đề cập tới như: làm cách nào để đảm bảo tính bảo mật trong quá trình thu thập đánh giá chứng cứ của LS, chi phí phục vụ quá trình này được thực hiện theo cơ chế nào và từ nguồn nào; còn nhiều trở ngại trong việc công nhận các chứng cứ được thu thập qua email, mạng xã hội; việc đánh giá chứng cứ của LS còn thiếu bình đẳng… 

Ngoài ra, tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được các tài liệu liên quan đến vụ án thì người bào chữa phải có trách nhiệm giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng, không được công khai nên rất dễ bị vô hiệu hóa hoặc bị làm sai lệch. Do vậy, LS khi thu thập được chứng cứ cần lựa chọn thời điểm đưa ra phù hợp trong quá trình tố tụng của vụ án nhằm bào chữa và bảo vệ tối đa quyền lợi của thân chủ. 

Nêu lên một số điểm khác biệt trong quá trình tác nghiệp của LS tại Đức, Chủ tịch Đoàn LS Hanseatic tại Humburg Otmar Kury chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng như thẩm vấn nhân chứng để đạt hiệu quả và bảo đảm không bị “tấn công ngược”, các trường hợp cần thiết mời chuyên gia, giám định viên để củng cố chứng cứ, nguyên tắc không có người thứ ba tham gia hoặc giám sát khi LS tiếp xúc với thân chủ, một số quyền của LS khi thu thập chứng cứ… 

Ngoài những trở ngại liên quan về vấn đề chứng cứ thì còn có thể đề cập tới những khó khăn trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa hình sự như: Địa vị pháp lý của người bào chữa là người tham gia tố tụng không bình đẳng so với các chủ thể tiến hành tố tụng; còn khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa, trong giai đoạn điều tra, truy tố chưa đảm bảo cho LS thực hiện tranh tụng tại phiên tòa; không có trình tự xem xét, giải quyết các yêu cầu cung cấp chứng cứ và quyền đánh giá chứng cứ của LS; không quy định rõ vai trò của LS trong thủ tục xem xét bản án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm… 

Do vậy, để khắc phục một cách tối đa những vướng mắc trên, Phó Chủ tịch Liên đoàn LS Việt Nam Phan Trung Hoài cho rằng, các LS cần nắm vững các kỹ năng về chuẩn bị bài bào chữa; kỹ năng thẩm vấn, kiểm tra chứng cứ tại phiên tòa; trình bày bài phát biểu tranh tụng và đối đáp tại phiên tòa; khả năng kiểm soát diễn biến phiên tòa và ứng xử chuẩn mực với các chủ thể tiến hành tố tụng và với khách hàng; kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh sau phần tranh tụng và khả năng ứng biến tại phiên tòa.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...