Khó hiểu 'siêu lừa' chuyên đóng vai thiếu niên mất tích

Rất khó xác định lý do tại sao Bourdin lại thích đóng giả thiếu niên mồ côi.
Rất khó xác định lý do tại sao Bourdin lại thích đóng giả thiếu niên mồ côi.
(PLVN) - Giới chức tại Pau cố gắng xác định lý do tại sao một người đàn ông hơn 30 tuổi lại thích đóng giả thiếu niên mồ côi. Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy Bourdin có hành vi lệch lạc tình dục hoặc ấu dâm, họ cũng không phát hiện động cơ tài chính.

 "Trong 22 năm làm nghề, tôi không thấy trường hợp nào giống vậy. Thông thường mọi người lừa đảo để kiếm tiền, còn “chiến lợi phẩm” của anh ta dường như hoàn toàn là cảm xúc", công tố viên Pháp Eric Ericel nói. 

Kẻ mạo danh chuyên nghiệp 

Tháng 10/1997, Carrie Gibson, người Mỹ, bay tới Tây Ban Nha để đưa Nicholas Barclay, 16 tuổi, em trai cùng mẹ khác cha mất tích ba năm trước về nhà. Mặc dù thiếu niên ở Tây Ban Nha này có mắt nâu thay vì mắt xanh và nói giọng Pháp, gia đình vẫn tin cậu đúng là người đã mất tích. "Barclay" kể rằng cậu từng phải làm việc trong một đường dây mại dâm trẻ em và những kẻ đó đã thay đổi màu mắt của cậu ta.

Phải đến 5 tháng sau, gia đình của Barclay phát hiện ra người họ đưa về là kẻ mạo danh chuyên nghiệp Frederic Bourdin, 23 tuổi. Anh ta đã bịa ra câu chuyện về đường dây mại dâm.

Người ta thường cho rằng những kẻ mạo danh luôn tham lam và ham muốn quyền lực. Tiền và quyền lực chính là những yếu tố khiến Frank Abagnale, Jr., nguyên mẫu của nhân vật chính bộ phim Catch Me If You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể) giả vờ là một phi công, luật sư và bác sĩ. Tuy nhiên, Bourdin được thúc đẩy bởi một thứ khác.

Bourdin sinh năm 1974 ở Hauts-de-Seine, Pháp, là con ngoài giá thú của một phụ nữ Pháp và một người nhập cư Algeria. Anh ta lớn lên trong cảnh không có cha, không được mẹ quan tâm và chủ yếu sống với ông bà ngoại.

Bourdin lần đầu tiên lừa dối khi 5 tuổi. Để được bạn bè tôn trọng ở trường và giải thích lý do mình không có bố, Bourdin nói với các bạn rằng bố cậu ta là một đặc vụ bí mật người Anh. Bourdin kể với ông bà rằng cậu ta bị một người hàng xóm quấy rối nhưng không ai điều tra cáo buộc đó.

Khi còn nhỏ, Bourdin liên tục cư xử không đúng mực, vi phạm nội quy trường lớp và ăn cắp đồ của hàng xóm. Năm 12 tuổi, cậu ta được gửi đến sống tại Les Grézillières, cơ sở tư dành cho trẻ vị thành niên ở Nantes. Bourdin mô tả rằng anh ta bị "tra tấn và lạm dụng trong suốt thời thơ ấu".

Năm 1990, Bourdin rời khỏi Les Grézillières khi đủ 16 tuổi. Cậu ta tiếp cận một cảnh sát Pháp, nói rằng mình là du khách Anh bị lạc có tên Jimmy Sale. Màn kịch bị lộ tẩy sau vài phút vì "thiếu niên bị lạc" chỉ có thể nói được hai từ tiếng Anh. Rút kinh nghiệm từ sự cố này, Bourdin sau này chuẩn bị các mánh khóe cẩn thận hơn.

Anh ta học 5 ngoại ngữ, đến các nước Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Anh, Ireland, Italy và Pháp trong vòng 15 năm. Trong cuộc phỏng vấn với một nhà báo năm 2012, Bourdin nói rằng anh ta đã sử dụng ít nhất 500 danh tính giả, khiến anh ta được truyền thông đặt biệt danh "tắc kè hoa". Bourdin thường xuyên đóng giả thiếu niên mồ côi và làm việc đó ngay cả khi đã ngoài 30 tuổi và có dấu hiệu hói đầu.

Vụ lừa đảo tai tiếng nhất

Vụ lừa đảo tai tiếng nhất của Bourdin là giả vờ làm Nicholas Barclay, cậu bé 13 tuổi mất tích sau khi chơi bóng cùng bạn bè ở San Antonio, Texas năm 1994.

Năm 1997, Bourdin đang sống tại một trung tâm dành cho thanh thiếu niên vô gia cư ở Linares, Tây Ban Nha thì anh ta nảy ra ý định mạo danh một cậu bé Mỹ mất tích để được đến Mỹ. Giả vờ là nhân viên trung tâm, Bourdin gọi cho giới chức Mỹ, nói rằng trung tâm đang cố gắng xác định một thiếu niên người Mỹ rất hoảng loạn đã chạy trốn khỏi một đường dây mại dâm trẻ em.

Bourdin mô tả ngoại hình bản thân và giới chức Mỹ cho rằng anh ta giống với Nicholas Barclay. Bourdin yêu cầu được biết thêm thông tin về Barclay rồi sau đó gọi điện lại cho cơ quan Mỹ, nói rằng thiếu niên chạy trốn khỏi đường dây mại dâm đúng là Barclay.

Gia đình của Barclay đưa Bourdin về Mỹ, mẹ của cậu bé mất tích tin rằng Bourdin là con trai mình nhưng một số người khác nghi ngờ vì anh ta từ chối cho thử máu và kiểm tra vân tay.

Cuối năm 1997, một thám tử tư so sánh tai của Bourdin với ảnh chụp tai của cậu bé mất tích và phát hiện ra rằng chúng không khớp nhau. Tháng 2/1998, FBI kiểm tra dấu vân tay, ADN và xác định anh ta là kẻ lừa đảo. Tháng 9/1998, Bourdin nhận tội gian lận hộ chiếu, khai man tại tòa án liên bang San Antonio và phải ngồi tù 6 năm.

Bourdin (phải) và một cậu bé người Mỹ mất tích bị Bourdin đóng giả vai
Bourdin (phải) và một cậu bé người Mỹ mất tích bị Bourdin đóng giả vai

Bourdin giải thích anh ta mạo danh vì mong muốn có được tình cảm gia đình mà anh ta thiếu thốn khi còn nhỏ. "Tôi không phải là tội phạm. Tôi không bao giờ muốn trở thành người lớn. Tôi chỉ là một cậu bé cần tình yêu và sự quan tâm", Bourdin nói tại phiên tòa ở Mỹ.

Nhưng Bourdin cũng bày tỏ nghi ngờ về việc các thành viên gia đình Barclay đã vô tư chấp nhận anh ta. Bourdin cho rằng mẹ và anh của Barclay biết điều gì đã xảy ra với thiếu niên mất tích và ngầm đồng ý để Bourdin làm thế thân nhằm che đậy sự thật. Các điều tra viên không phát hiện bằng chứng ủng hộ giả thuyết này và cũng không tìm thấy Barclay thật.

Vì sao thích đóng giả thiếu niên mồ côi?

Khi Bourdin được ra tù và về Pháp năm 2003, anh ta đến Grenoble, lấy danh tính của Leo Balley, cậu bé 14 tuổi người Pháp mất tích từ năm 1996. Xét nghiệm ADN chứng minh anh ta không phải là Balley.

Tháng 8/2004, Bourdin đến Tây Ban Nha, tự xưng là một thiếu niên tên Ruben Sanchez Espinoza có mẹ đã thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Madrid tháng 3/2004. Khi cảnh sát Tây Ban Nha phát hiện sự thật, họ trục xuất anh ta về Pháp.

Tháng 6/2005, Bourdin giả vờ là Francisco Hernandes-Fernandez, trẻ mồ côi người Tây Ban Nha 15 tuổi, để đi học một tháng tại trường trung học cơ sở Collège Jean Monnet ở Pau, Pháp. Anh ta nói rằng cha mẹ đã qua đời trong một tai nạn xe hơi.

Bourdin ăn mặc, hành động như một thiếu niên và chủ động kết bạn ở trường. Sau một tháng Bourdin giả làm học sinh, một quản lý ở trường nhận ra Bourdin sau khi xem một chương trình truyền hình về những màn kịch của anh ta. Ngày 16/9/2005, Bourdin bị kết án 4 tháng tù vì giả mạo danh tính.

Giới chức tại Pau cố gắng xác định lý do tại sao một người đàn ông hơn 30 tuổi lại thích đóng giả thiếu niên mồ côi. Họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy Bourdin có hành vi lệch lạc tình dục hoặc ấu dâm, họ cũng không phát hiện động cơ tài chính.

"Trong 22 năm làm nghề, tôi không thấy trường hợp nào giống vậy. Thông thường mọi người lừa đảo để kiếm tiền, còn “chiến lợi phẩm” của anh ta dường như hoàn toàn là cảm xúc", công tố viên Pháp Eric Ericel nói. 

Mặc dù các chương trình truyền hình khiến Bourdin nhanh chóng bị lật tẩy, nó cũng giúp anh ta tìm thấy tình yêu. Cô gái Pháp Isabelle xem Bourdin trên TV và thương cảm cho sự thiếu thốn tình cảm của Bourdin nên đã liên lạc với anh ta. Một năm sau lần đầu gặp nhau, hai người kết hôn vào tháng 8/2007. 

Mẹ và ông ngoại của Bourdin không đến dự đám cưới. Năm 2008, mẹ của Bourdin nói rằng anh ta là "một kẻ nói dối và sẽ không bao giờ thay đổi", dự đoán rằng Bourdin sẽ sớm rời bỏ vợ con dù Bourdin đã thề không tiếp tục lừa gạt từ năm 2005.

"Giờ tôi đã là cha của 5 người con, tôi nhớ cuộc sống cũ, sự tự do. Nhưng không gì có thể khiến tôi từ bỏ vợ, các con và thú cưng. Tôi mong các bạn có thể nhìn nhận tuổi thơ và cuộc sống trước đây của tôi bằng chính đôi mắt của các bạn thay vì nhìn thoáng qua qua đôi mắt dối trá của những người tự coi mình là phóng viên", Bourdin viết trên Facebook năm 2015.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của Bourdin không kéo dài. Tháng 3/2017, Bourdin thông báo trên Facebook rằng Isabelle đã bỏ anh ta để đi theo người đàn ông khác.

"Tôi không muốn làm ai tổn thương, tôi chỉ cố gắng để được yêu thương, quan tâm", Bourdin nói trong cuộc phỏng vấn năm 2012. "Tôi đã phạm sai lầm. Tôi có tiếc nuối về những gì mình đã làm không? Tôi có".

Tin cùng chuyên mục

Tang vật vụ án.

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.