Khó đạt điểm 9,10 môn Toán, thí sinh vẫn 'thở phào' kết thúc ngày thi đầu tiên

Thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm lý thoải mái.
Thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm lý thoải mái.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 27/6, hơn 1 triệu sĩ tử trên cả nước hoàn thành bài thi môn Toán, khép lại ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Thí sinh và phụ huynh đều có chung tâm lý bớt lo lắng khi đã đi được nửa chặng đường vượt "vũ môn".

Đề Toán có 24 mã đề, mỗi mã gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh làm bài trong 90 phút. Đa số các thí sinh đánh giá đề thi năm nay khó hơn mọi năm, có tính phân hóa cao, để đạt được điểm 9, 10 không dễ dàng.

Có quy mô thí sinh đăng ký dự thi lớn nhất trong các địa phương và chiếm 1/10 tổng số thí sinh đăng ký dự thi của cả nước, Hà Nội đã thành lập 196 điểm thi với 4.532 phòng thi chính thức. Ngoài ra, còn có 392 phòng thi dự phòng và 176 phòng chờ.

Đối với Vũ Ngọc Thương (Trường THPT Mỹ Đình, dự thi tại điểm Trường THPT Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm), môn Toán là điều kiện để xét tốt nghiệp và nữ sinh dự đoán mình có thể đạt được điểm khá ở môn thi này. Ngọc Thương chia sẻ: "Theo em đề thi năm nay khó hơn so với năm ngoái, có tính phân hóa cao. Đề có 50 câu hỏi thì đến câu 39, 40 độ khó tăng dần. Chưa biết kết quả thế nào nhưng sau khi hoàn thành xong 2 môn Văn và Toán, em thấy thoải mái hơn rất nhiều. Ngày mai em sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt 2 bài thi Khoa học xã hội và Tiếng Anh".

Lê Ngọc Thương là thí sinh đầu tiên ra khỏi điểm thi Trường THPT Mỹ Đình chiều 27/6.
Lê Ngọc Thương là thí sinh đầu tiên ra khỏi điểm thi Trường THPT Mỹ Đình chiều 27/6.

Có mục tiêu đỗ vào Trường Đại học Thương mại với tổ hợp Văn - Toán - Anh, Lê Yến Ngọc (Trường THPT Xuân Phương) dùng một nửa thời gian quy định (45 phút) để hoàn thành bài thi của mình. Một nửa thời gian còn lại, Ngọc dành để kiểm tra kỹ lại từng đáp án thêm nhiều lần để chắc chắn kết quả.

"Em khá chắc chắn về bài thi của mình hôm nay. Để đạt được 9, 10 điểm không hề đơn giản nhưng em vẫn hi vọng mình có thể đạt được", Lê Yến Ngọc nói.

Yến Ngọc (đứng giữa) và bạn trao đổi đáp án sau khi kết thúc môn thi.

Yến Ngọc (đứng giữa) và bạn trao đổi đáp án sau khi kết thúc môn thi.

Tại điểm thi Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy), thí sinh Mai Trần Tiến là một trong những thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất. Theo Tiến đánh giá, đề Toán năm nay khá vừa sức và nam sinh này tự tin đạt 7 điểm.

Tương tự Tiến, thí sinh Trần Ngọc Chí Thanh vui mừng vì đề thi phù hợp, không quá khó như đề thi năm 2018 mà nam sinh này đã làm thử. Tuy nhiên, Thanh dự đoán mình chỉ đạt điểm khá vì càng về những câu cuối, câu hỏi càng phức tạp.

Là người đồng hành cùng con trong suốt quá trình ôn luyện và dự thi, chị Phạm Ngọc Bích (SN 1978, trú tại quận Hà Đông) quyết định xin nghỉ làm 2 ngày để động viên tinh thần con. Sau khi kết thúc ngày thi đầu tiên, chị Bích như trút được một nửa gánh nặng.

"Dù đã biết học lực của con nhưng trước một kỳ thi quan trọng, tôi không thể nào ngừng lo lắng cho con. Con làm xong bài thi môn Toán là đã đi được 1 nửa hành trình, cảm thấy gánh nặng, áp lực như giảm đi một nửa. Chỉ mong sao ngày mai thời tiết ủng hộ, con giữ được tâm lý tự tin, thoải mái nhất để hoàn thành tốt những môn thi còn lại", vị phụ huynh này bộc bạch.

Có 2 sĩ tử tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024, gia đình chị Lê Thị Huyền Trang (SN 1977, sinh sống tại phố Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa) như tăng gấp đôi áp lực. Những ngày vừa qua, cả gia đình chị mất ngủ theo con vì 2 con ôn thi rất chăm chỉ.

Chị Lê Thị Huyền Trang và 2 con sinh đôi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Chị Lê Thị Huyền Trang và 2 con sinh đôi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

"Cả 2 con đều đam mê và mong muốn theo học lĩnh vực Kinh doanh công nghệ. Nhà có hẳn 2 sĩ tử 2006 nên áp lực cũng nặng nề hơn. Mong rằng ở kỳ thi này 2 con đều hoàn thành tốt để gia đình yên tâm nghỉ ngơi sau thời gian dài cùng nhau 'chiến đấu", chị Trang bày tỏ.

Trực tiếp đưa cháu nội đi thi, ông Trần Đức Phàn (SN 1953, sinh sống tại Mỹ Đình) cho biết: “Kỳ thi này rất quan trọng, là bước ngoặt cuộc đời nên tôi muốn đưa cháu đi thi để đồng hành cùng cháu. Thấy cháu chia sẻ làm cả 2 bài thi Văn và Toán đều tốt nên tôi rất mừng".

Ông Trần Đức Phàn xung phong là người đồng hành cùng cháu nội trong kỳ thi vượt vũ môn.

Ông Trần Đức Phàn xung phong là người đồng hành cùng cháu nội trong kỳ thi vượt vũ môn.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai, ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên kết thúc diễn ra an toàn, nghiêm túc với hơn 8.300 thí sinh tham dự, không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Trong ngày, có 50 thí sinh vắng mặt ở cả 2 môn thi, trong đó 30 thí sinh vắng mặt không có lý do.

Ở môn thi Ngữ văn, tổng số đăng ký dự thi là 8.328 thí sinh; Số thí sinh dự thi là 8.302, đạt 99,68%, Số thí sinh vắng là 26, trong đó 3 em bị ốm; 5 em được miễn thi do khuyết tật nặng; 2 em được miễn thi do tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; 16 thí sinh vắng không lý do.

Các thí sinh tại thị xã Sa Pa rạng rỡ sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn

Các thí sinh tại thị xã Sa Pa rạng rỡ sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn

Buổi chiều, môn Toán có 24 thí sinh vắng mặt, trong đó có 3 em bị ốm, 5 em được miễn thi do khuyết tật nặng, 2 em được miễn thi do tham gia kỳ thi chọn Đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, 14 em vắng không lý do.

Tại Thanh Hóa, số lượng thí sinh đăng ký dự thi là 38.769 thí sinh, đứng thứ 3 cả nước. Toàn tỉnh có 78 điểm thi với 1.627 phòng thi. Tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi vào ngày hôm qua 26/6 đạt 99,07%.

Ghi nhận trong buổi sáng thi môn Ngữ văn, các thí sinh đã đến địa điểm thi từ rất sớm, tranh thủ kiểm tra lại thông tin, ổn định tâm lý, sẵn sàng bước vào kỳ thi quan trọng kết thúc 12 năm “đèn sách”. Phía ngoài trường thi, lực lượng cảnh sát luôn túc trực để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh khu vực thi. Các đội hình tiếp sức do tình nguyện viên thành lập cũng có mặt từ sáng sớm, sẵn sàng hỗ trợ thí sinh và người nhà. Mang theo tâm trạng hồi hộp lo lắng không kém gì các sĩ tử, rất nhiều phụ huynh đã gác lại công việc, chờ đợi phía ngoài trường thi cho đến khi tiếng trống báo hiệu thời gian làm bài kết thúc vang lên.

Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra công tác thi tại điểm thi Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc.

Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cùng các thành viên trong đoàn kiểm tra công tác thi tại điểm thi Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc.

Nhằm bảo đảm các khâu tổ chức của kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã đi kiểm tra công tác thi tại điểm thi Trường THPT Dân tộc nội trú Ngọc Lặc, THPT Ngọc Lặc (Ngọc Lặc); THPT Lê Lợi (Thọ Xuân); THPT Lê Văn Hưu (Thiệu Hóa) và THPT Triệu Sơn I (Triệu Sơn).

Ông Trần Văn Thức nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của kỳ thi lần này và đề nghị mỗi cán bộ làm nhiệm vụ thi nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sự cố đáng tiếc trong thời gian diễn ra kỳ thi.

Kết thúc môn đầu tiên, tại 78 điểm thi trong toàn tỉnh có 218 thí sinh vắng thi; không có thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh đăng kí dự thi môn Toán là 1.050.224. Tính đến 16h30 ngày 27/6, tổng số thí sinh dự thi là 1.046.156, đạt tỷ lệ 99,61%.

Trong buổi chiều nay có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó có 2 thí sinh bị đình chỉ và 1 thí sinh bị khiển trách.

Như vậy ở ngày thi đầu tiên, có tổng cộng 10 thí sinh vi phạm quy chế thi, trong đó 9 em bị đình chỉ. Riêng môn Văn có 7 thí sinh vi phạm quy chế thi và bị đình chỉ (3 thí sinh mang tài liệu và 4 thí sinh sử dụng điện thoại di động). Ngày thi đầu tiên không có cán bộ tham gia kỳ thi vi phạm quy chế thi.

Sáng mai - 28/6, thí sinh tiếp tục dự thi bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch Sử, Địa lí, Giáo dục công dân) từ 7h35, mỗi môn 50 phút.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.