Kho báu vàng trên đất Việt và những bức màn kỳ bí

Kho báu vàng trên đất Việt và những bức màn kỳ bí
(PLO) - Trong dân gian vẫn đang lưu truyền truyền thuyết về những kho báu của người xưa để lại. Tin vào đó, không ít người đã dốc cả sản nghiệp vào việc chinh phục các kho báu, nhưng kết cục chỉ là con số 0.
Lùng sục kho báu của vương quốc Phù Nam
Ông Trần Văn Chính (54 tuổi, ấp Trung Sơn, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang) cho biết, khi mới sinh ra, ông đã nghe nói về nhiều dấu tích cổ vật quý ở đây. Các cụ già thường kể rằng, người dân trên vùng đất này xưa giàu có lắm, của cải để lại nhiều không thể kể hết.
Đến khoảng năm 1986, một số người dân đi thăm đồng, đào đất đắp bờ ruộng bỗng nhiên lượm được vàng lá, đồng và một số cổ vật... từ đó khởi nguồn về cơn sốt đi tìm kho báu của vương quốc Phù Nam.
Ông Chính kể: “Hồi đó nhặt được vàng ròng hay không thì tôi không biết nhưng rõ ràng là vàng thiệt. Người đi đào ai may mắn thì gặp vàng nữ trang, vàng mỹ nghệ, kém hơn một chút là vàng lá... Riêng cổ vật thì không đếm xuể”. Nhiều người dân ở vùng đất này truyền miệng, cứ cuốc xuống đất chừng 40cm là sẽ đụng phải cổ vật, may mắn thì gặp được vòng vàng hay vàng lá.
Tiết lộ kho báu 4,8 tấn vàng chôn giữa Sài Gòn
Theo lời kể của bà Chế Thanh Vân, con ruột của ông Chế Quang Lạng, người bị Nhật bắt nhốt cùng số vàng khổng lồ ở Sài Gòn năm 1945.
Vào những năm 1940, khi quân Nhật tràn vào lãnh thổ Việt Nam, ông Chế Quang Lạng đã mở kho thóc để cứu tế dân chúng. Nghĩ ông chống đối, quân Nhật đã ra lệnh vơ vét hết kho của cải nhà họ Chế, bắt giữ ông Lạng. Trong hành trình bị giặc giam cầm, ông đã may mắn khám phá bí mật về số vàng bạc khổng lồ mà quân Nhật đã vơ vét được của những địa chủ giàu có ở Bắc Kỳ.
Theo lời cha bà Vân, sau khi đến Sài Gòn, một mặt quân Nhật cho giam những tù binh vào một khu riêng biệt, mặt khác âm thầm thực hiện việc cất giấu vàng vào địa điểm bí mật. Về phần ông Lạng, sau khi bị tống giam trong ngục nhiều tháng trời, ông đã đào một đường hầm bí mật trốn thoát. Một ngày nọ, ông tận mắt chứng kiến những thỏi vàng ròng lớn đã được vận chuyển xuống hầm. Tổng số vàng phía Nhật chôn giấu lên đến 4,8 tấn. Tuy nhiên, Nhật chưa kịp vận chuyển số vàng phi nghĩa về nước thì Cách mạng tháng 8 nổ ra. Vậy là, toàn bộ vàng chôn giấu đã nằm lại Sài Gòn. 
Chiếc hộp vàng ròng hé lộ kho báu ở Quảng Ninh
Người có cơ duyên tìm thấy hộp vàng nguyên chất ở Trại Lốc là nhà sư Thích Quảng Hiển, trụ trì chùa Trung Tiết, còn gọi là chùa Tuyết, nằm ở phía Đông đền Trần (Đông Triều, Quảng Ninh). Vị sư trụ trì ngôi chùa hoang tàn, đổ nát này theo giấc mơ lạ tìm thấy hộp vàng ròng có niên đại thời Trần đã hé lộ câu chuyện về những kho báu thời Trần mà người dân vẫn kể từ nhiều năm nay.
Chiếc hộp vàng ròng
 Chiếc hộp vàng ròng
Có người cho rằng, thời Trần đã chôn giấu báu vật dưới lòng đất. Một số ý kiến cho rằng, người Tàu tìm sang Trại Lốc săn tìm kho báu, rồi sinh sống ở vùng đất này đã đào trộm các kho báu của nhà Trần, rồi cất giấu dưới lòng đất. Mặc dù họ cất giấu rất kỹ, nhưng vô tình máy xúc đã đào bới trúng kho báu, và moi lên một di vật, đó là chiếc hộp vàng ròng. Còn kho báu ở địa điểm nào cụ thể, thì chưa ai xác định được.
Cũng có lời đồn cho rằng, chính người Tàu đã đúc vàng thành nhiều loại cổ vật, chẳng hạn như chiếc hộp vàng, rồi hóa trang thành những vật dụng bình thường, để vận chuyển về nước hồi thập kỷ 80. Song chiếc hộp vàng vô tình rơi rớt lại và vị nhà sư kia đã có duyên lượm lại được.
Chôn sống mỹ nhân để giữ của
Cho tới bây giờ, người dân ở làng Nga Hoàng (xã Yên Giả, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) vẫn truyền nhau câu chuyện về kho báu người Tàu được chôn bí mật ở núi Con Rùa. Chuyện người Tàu chôn vàng ở núi Con Rùa được nhắc tới trong thần tích về Thành hoàng làng.
Đền thờ Thành hoàng làng, nơi lưu giữ câu chuyện kho báu người Tàu tại làng Nga Hoàng hiện nay.
Tương truyền, núi này là hóa thân của một con rùa tinh chuyên làm hại dân làng. Sau có một vị thần đã dùng nỏ bắn gục con quái vật. Phần thân của nó thì biến thành quả núi, phần đầu thì bay đi nơi khác. Sau này, người Tàu qua đây đã chôn rất nhiều vàng để trấn yểm... khi chôn vàng bạc trấn yểm, người Tàu còn chôn sống một người con gái rất đẹp để làm thần giữ của ở nơi này.
Kho báu đồng trinh ở Hà Nội
Theo lời truyền đời của người dân xã Vân Côn (Hoài Đức Hà Nội), khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh thua chạy về nước, tướng giặc không nỡ bỏ đi số vàng bạc khổng lồ vơ vét được định đem về nước. Nhưng nhóm tàn quân không dám đem theo đành nghĩ ra cách chôn và trấn yểm bằng cách chôn sống một cô gái đồng trinh để làm thần giữ của.
Xung quanh ngôi miếu thờ Bạch Tuyết, người dân Vân Côn vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện đầy màu sắc liêu trai.
Lại có lời đồn đại khác rằng, 700 năm trước người Tàu qua đây làm ăn, buôn bán rồi trở nên giàu có. Sau đó ít lâu người nhà bên nước có việc lớn buộc phải để lại cơ nghiệp và một đống châu báu mà không đành lòng. Ông chọn ra cái hang có bốn tảng đá tạo thành kéo dài vào núi Vân Côn để chôn dấu của cải. Chắc ăn hơn, người Tàu tìm cách bắt một thiếu nữ đẹp chôn sống, trấn yểm thể đất để làm thần giữ của.
Kho báu 4.000 tấn vàng ở Bình Thuận
Chuyện kể rằng, trước khi đầu hàng quân Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ 2, tướng Nhật Tomoyuki Yamashita đã đem một lượng lớn tài sản mà quân Nhật vơ vét tại các nước châu Á đến cất giấu tại khu vực núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Người ta ước đoán kho báu này gồm hơn 4.000 tấn vàng và các loại châu báu khác.
Cụ Trần Văn Tiệp ở TP.HCM sau khi biết thông tin về kho báu đã bỏ 50 năm với một số tiền rất lớn cho cuộc tìm kiếm. Tuy nhiên, dù sử dụng rất nhiều thiết bị hiện đại để đo đạc địa chất và khoan sâu gần 50m nhưng đoàn thăm dò vẫn không đạt được kết quả khả quan, kho báu huyền thoại vẫn còn là một ẩn số.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.