(PLO) - Từ sáng kiến ở một vài địa phương, đến nay Ngày Pháp luật (9/11) đã được đưa vào Luật Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và triển khai trên quy mô toàn quốc. Những người làm công tác tư pháp vui không phải vì sáng kiến của mình được “luật hóa” mà vì việc học tập pháp luật ngày càng được chú trọng, trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống, giống như thức ăn, nước uống hàng ngày.
Nhớ về những ngày đầu tiên thực hiện Ngày Pháp luật, bà Trương Thị Nga - nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội - không khỏi bồi hồi: “Mô hình Ngày Pháp luật ngày ấy (cách đây khoảng 7, 8 năm - PV) ban đầu cũng chỉ thực hiện manh nha, nhỏ lẻ ở một số ban ngành, huyện, thị của Hà Tây cũ. Với cách làm là mỗi tháng các đơn vị dành một ngày tập trung cán bộ của mình lại để nghe phổ biến về nội dung một văn bản pháp luật mới.
Sau thời gian thử nghiệm và thấy rằng đây là một hình thức rất có hiệu quả, làm sinh động hơn các hình thức tuyên truyền pháp luật vốn được coi là xơ cứng, ngành Tư pháp quyết định nhân rộng”.
Cũng trong thời điểm Hà Nội thử nghiệm Ngày Pháp luật, với trăn trở làm thế nào đổi mới các hình thức tuyên truyền, thu hút cán bộ, công chức và nhân dân tham gia học tập pháp luật, ngành Tư pháp Tiền Giang, An Giang… cũng bắt tay triển khai “Ngày Pháp luật”.
Khi ấy, Ngày Pháp luật không cứng nhắc là dành cả ngày hay một buổi, tập trung đông người, rầm rộ mà tùy theo điều kiện và công việc của mỗi ngành mà Ngày Pháp luật được tổ chức khác nhau. Có thể một buổi hay vài giờ, thậm chí là lồng ghép trong các cuộc sinh hoạt nghiệp vụ, giao ban… Nội dung ban đầu cũng chủ yếu phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến công việc của cán bộ, công chức. Lâu dần, Ngày Pháp luật đã được tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng, hấp dẫn hơn.
Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, lần đầu tiên Chính phủ trình Dự án Luật PBGDPL ra trước Quốc hội. Theo đó, Chính phủ đề nghị quy định Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam trong Dự thảo Luật PBGDPL. Trong Ngày Pháp luật này, cả nước sẽ tổ chức đợt cao điểm về PBGDPL với nhiều hoạt động thiết thực.
Ngày Pháp luật cũng là cơ hội để các cơ quan, đoàn thể tổ chức khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL. Ngay tại lần đầu tiên trình Quốc hội, Ngày Pháp luật đã được nhiều Đại biểu Quốc hội đồng tình và đánh giá cao.
(PLVN) -Ngày 10/1 vừa qua, tại Trung tâm hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.
(PLVN) - Ngày 10/1, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025.
(PLVN) -Ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị triển khai công tác 2025 của Cục Kế hoạch – Tài chính. Cục trưởng Phan Anh Tuấn cùng tham dự Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 9/1, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Thanh tra Bộ Tư pháp. Chánh Thanh tra Nguyễn Hồng Diện cùng tham dự Hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTP về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước.
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.
(PLVN) -Ngày 8/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Bổ trợ tư pháp. Cục trưởng Lê Xuân Hồng cùng tham dự Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 8/1, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Văn phòng Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ với sự chủ trì của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh.
(PLVN) - Vốn không nhiều đất và nghèo tài nguyên nhưng câu chuyện “lột xác” của đảo quốc sư tử Singapore luôn được xem như một kinh nghiệm điển hình về sự phát triển thành công của một quốc gia trong thế kỷ XX.
(PLVN) - Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.