Khi trẻ 'trĩu nặng' giấc mơ của người lớn

Học sinh ngày nay và những ám ảnh học hành. Ảnh minh họa
Học sinh ngày nay và những ám ảnh học hành. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đầu năm nay, một nhóm học sinh phổ thông ở TP Hồ Chí Minh tự làm khảo sát trên hàng nghìn bạn cùng lứa và phát hiện ra rằng 81,8% số bạn được hỏi ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày bởi áp lực học hành. Trên vai mỗi cô cậu học trò có vô vàn những “nỗi niềm” từ… phụ huynh, thầy cô, chương trình nặng…

“Em phải đến Harvard học kinh tế”

Nhiều phụ huynh cho rằng, nếu học hành không áp lực thì khó có thể thành công như mong đợi. Thế nên, họ sẵn sàng cho con quay cuồng học ở trường, ở các trung tâm lớn nhỏ mà không cần biết sức con mình có theo kịp hay không?

Chị Hà Anh (Hà Nội) luôn quan tâm đến việc học của đứa con trai lớn. Chị bảo, học kỳ này chị không thưởng cho cậu con trai lớp 2 vì cháu chỉ đạt 10 điểm môn Toán và 9 điểm môn Tiếng Việt thay vì cả hai điểm 10 như chị kỳ vọng. Một bà mẹ khác cũng kêu trời vì sắp thi đại học đến nơi rồi mà con chỉ đạt học sinh tiên tiến, không đạt học sinh giỏi. Chị kể, đã mắng con té tát, rằng học hành như thế thì sau này chỉ có đứng đường chờ ai sai gì làm nấy.

Chị N.V (TP HCM) kể: “Năm đó con trai tôi đang học lớp 9 tại một trường THCS “hot” nhất quận 7. Chín năm liền cháu đều đạt học sinh giỏi và là gương mặt sáng giá của lớp khi đạt được một số giải thưởng về học thuật. Vì vậy, tôi muốn cháu thi vào lớp 10 chuyên Anh một trường THPT nổi tiếng ở quận 1. Muốn thi vào lớp chuyên thì phải học thêm, luyện thi. Tôi hỏi thăm bạn bè và đăng ký cho con mình được học với những giáo viên giỏi ở TP HCM. Thế nên dù nhà tôi ở quận 7 nhưng con tôi học Tiếng Anh với 1 thầy ở quận 3, học Toán với 1 cô ở quận 1, học Văn với 1 thầy ở quận 5.

Một ngày cuối học kỳ 1 năm lớp 9, tôi chở con đi học thêm thì gặp cơn mưa xối xả, hai mẹ con cùng bị ướt và lạnh. Con trai lại hỏi tôi: “Có nhất thiết phải đi học khổ như thế này không mẹ?”, tôi lại gạt đi: “Có sự thành công nào lại không phải khổ nhọc chứ? Con và mẹ đã đi được 50% đoạn đường, chỉ còn một học kỳ nữa chẳng lẽ lại bỏ cuộc?”.

Sau đó một thời gian, tôi nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm: “M đang lên kế hoạch tự tử. Em không muốn học trường chuyên mà chỉ muốn học ở quận 4 vì các bạn trong lớp cũng dự định thi vào đó. Em nói em rất căng thẳng, bố mẹ thì không chịu lắng nghe”…

Theo chia sẻ của Thạc sĩ Tâm lý Mai Thị Nguyệt - Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP HCM trong quá trình làm việc hàng ngày các bác sĩ tiếp xúc với rất nhiều học sinh ở các lứa tuổi với nhiều biểu hiện căng thẳng tâm lý khác nhau. Hầu hết các em đều có những biểu hiện rối loạn hành vi cảm xúc, thậm chí dẫn đến trầm cảm, tự tử, kích động quá mức hoặc thu hẹp giao tiếp… trong đó chủ yếu nguyên nhân đến từ áp lực từ phía gia đình và nhà trường.

Một số em được sống trong gia đình có đầy đủ sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ tới mức “ngộp thở”, hay một số khác lại bị cha mẹ lên án chỉ trích hay bỏ bê… đều là nhân tố kích thích dẫn đến căng thẳng tâm lý cho trẻ. Điển hình là trường hợp một cậu bé 13 tuổi, học giỏi, ngoan ngoãn: “Con thật sự cảm thấy mệt mỏi và chán nản muốn bỏ học và đi đâu đó thật xa để tránh xa sự kiểm soát và phán xét của ba mẹ, con thực sự không muốn đối diện với ba mẹ của mình nữa…

Cậu bé chia sẻ: “Con đi học suốt ngày, nào là học ở trường, học ở nhà, học thêm trung tâm ngoại ngữ, học nhạc… trong đầu con lúc nào cũng ám ảnh chữ “học” mà không còn thời gian vui chơi cùng bạn bè. Con đã cố gắng hết sức nhưng cha mẹ không hiểu và họ chỉ biết chỉ trích, so sánh con với người này, người nọ… con lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị điểm thấp, không đạt danh hiệu này nọ sẽ xấu hổ và làm cha mẹ thất vọng… và lúc này con cảm thấy mình thật tồi tệ, con thấy mình chẳng làm được gì cả, chỉ là kẻ vô tích sự,…. Và con chỉ muốn chết cho xong”...

Trường hợp thứ hai là một người mẹ có đứa con gái duy nhất đưa đến phòng khám tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2. Theo lời kể của chị, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do người mẹ lo toan, người mẹ này sinh ra và lớn lên ở nông thôn và chỉ tốt nghiệp trung cấp nghề. Người mẹ hết mực yêu thương và dành thời gian nhiều nhất bên con khi có thể, bé hầu như được mẹ giám sát và sắp đặt trong mọi hoàn cảnh…

Ngoài việc học tập, vui chơi trong tầm ngắm của mẹ, bé thường được mẹ kể những câu chuyện mang những tấm gương sáng, đặc biệt câu chuyện: “Em phải đến Harvard học kinh tế” - đây là một câu chuyện có thật và nhận được sự hưởng ứng tích cực đông đảo ở các bậc phụ huynh…

Những gánh nặng nào trên vai trẻ?

Theo các chuyên gia giáo dục, mỗi bạn học sinh khi cắp sách đến trường thì ba mẹ và người thân đều muốn con em của mình học giỏi, có thành tích cao. Phụ huynh cho rằng, có học giỏi thì mới đậu đại học và có được một công việc ổn định trong tương lai. Chính vì những điều đó vô tình đã làm cho nhiều bạn học sinh cảm thấy căng thẳng và áp lực, nhất là vào các kỳ thi cuối kỳ hay những kỳ thi chuyển cấp, tốt nghiệp hay thi tuyển vào đại học.

Hiện nay mỗi lớp học sẽ kéo dài từ khoảng 9 tháng và trong 1 năm học thường chia làm 2 kỳ. Trung bình với mỗi kỳ thì 1 môn học các bạn học sinh sẽ phải trải qua khoảng 2 đến 3 kiểm tra và 1 kỳ thi vào cuối kỳ. Vào mỗi giai đoạn chuyển cấp các bạn phải đối mặt tiếp tục với những kỳ thi.

Bên cạnh đó, việc chọn trường hay chọn lớp để học cũng là một áp lực không hề nhỏ. Một số bạn muốn học ngành xã hội nhưng gia đình lại muốn theo tự nhiên, hay học sinh không muốn học lớp chọn vì sợ theo không nổi nhưng ba mẹ lại muốn vào lớp chọn để được hãnh diện với gia đình, dòng họ và những người xung quanh…

Thêm nữa, chính là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Các bạn thường học trước quên sau và sau đó đến mỗi kỳ thi, quay lại học thuộc lòng để có thể qua được các kỳ thi.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng căng thẳng ở học sinh là thời gian cho lịch học quá nhiều. Đi học trên trường có nơi chỉ có 1 buổi, có nơi học cả ngày rồi sau đó các em còn đi học thêm ở nhiều trung tâm, tối về ăn uống xong cũng phải lao vào bàn để học và chuẩn bị bài.

Chưa kể với mỗi kỳ thi, lịch thi thường dày đặc và các em cũng phải học đêm, học ngày để nắm đủ kiến thức giúp tự tin bước vào kỳ thi. Học sinh cần được giảm tải áp lực bài vở, tự do vui chơi hồn nhiên.

Cùng với đó, phần lớn nhà trường, thầy cô chạy theo thành tích điểm số, nên việc các em không đạt điểm cao, khiến lớp có thành tích kém, rồi bị thầy cô đánh giá không cao…

Và việc lúc nào cũng căng thẳng, lo lắng, bị áp lực và lo sợ sẽ khiến cho kết quả học tập của các em học sinh không được cải thiện hơn mà nhiều em có chiều hướng sa sút đi, không đạt được những thành tích, điểm số như mong muốn. Chưa kể là những hệ lụy khôn lường về tình trạng học sinh tự tử bởi áp lực học hành không còn là chuyện hiếm.

Một cô giáo Văn ở Hà Nội chia sẻ về một bài viết của học sinh dưới dạng viết thư. Khi chấm bài cô đã khóc, vì bản thân cũng từng là một người mẹ như thế: ... “Tớ là một người cô độc, ít nhất là theo cách tớ nghĩ. Cậu có thể hiểu cái cảm giác chán nản của tớ mỗi tối đi học thêm về, cả mâm cơm ở đó chờ tớ ăn. Tớ không nói là bố mẹ phải chờ cơm tớ, nhưng ít nhất, tại sao mẹ không ngồi bên tớ lúc tớ ăn cơm, hỏi tớ những chuyện xảy ra ở trên lớp, hay kể cho tớ nghe một chuyện gì đó của mẹ? Có lần tớ vừa ăn cơm vừa khóc khi về đến nhà, cả mẹ và em tớ đều đã ngủ, bố thì chỉ bảo tớ dọn cơm ăn rồi cũng bước đi. Những lúc ấy, từng miếng cơm tớ cho vào miệng mặn như đổ hàng tấn muối vào đấy vậy. Tớ trách mẹ sao không quan tâm tới tớ hơn một chút, để tớ bớt căng thẳng sau cả một ngày đi học. Có hôm, sáng tớ đi trước khi mẹ dậy, tối về thì mẹ đã ngủ mất rồi. Vậy là nguyên cả một ngày tớ không nhìn thấy mẹ dù ở trong căn nhà không phải là quá lớn...”.

Khi phụ huynh chạy đua theo các… cuộc thi

Trước sự nở rộ của các kỳ thi Toán, khoa học có gắn mác “quốc tế” ở Việt Nam dành cho học sinh, GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán cho rằng, các kỳ thi này vừa có ý nghĩa tích cực và cũng rất tiêu cực. Ông khuyên phụ huynh không nên chạy đua đóng tiền cho con đi thi chỉ để lấy tấm chứng chỉ làm đẹp hồ sơ.

Trong chương trình giới thiệu về dự án học Toán trực tuyến bằng tiếng Anh mới đây, GS Ngô Bảo Châu đã chia sẻ trăn trở về hiện tượng phụ huynh đang chạy đua theo các cuộc thi. Điều này gây áp lực lên học sinh, khiến các em không tìm được niềm vui khi học Toán. “Không có lý do gì mà ở Việt Nam có tới 50 hoặc 100 kỳ thi Toán khác nhau. Cha mẹ học sinh đóng tiền để con ra nước ngoài thi lấy một cái chứng chỉ để cho vào hồ sơ nộp xin học bổng chỗ nọ, chỗ kia… Cá nhân tôi rất không thích thú với chuyện đó”.

GS Ngô Bảo Châu cũng chỉ ra một quan niệm mà ông gọi là “hơi tiêu cực” của phụ huynh Việt Nam là học để đi thi, dạy học để đối phó với các kỳ thi. Ông dẫn chứng việc thay đổi cách thức thi từ tự luận sang thi trắc nghiệm với môn Toán thời gian qua khiến cho việc dạy học Toán ở trường phổ thông chuyển sang học Toán để thi trắc nghiệm.

Đồng thời, GS Toán học Phùng Hồ Hải cũng đưa ra cảnh báo việc cha mẹ coi con mình như “công cụ” để giải toả những mong muốn của bản thân mình, “ép” con tham gia các kỳ thi. Cha mẹ các em sốt sắng đến mức đáng ngại về việc cho con mình đi thi. Kỳ thi lẽ ra là sân chơi, để các em thể hiện khả năng, đam mê của mình còn bây giờ nhiều em đi thi là vì động cơ, định hướng thái quá của cha mẹ. GS cho rằng, cần phải có chiến lược tuyên truyền để sớm thay đổi quan niệm này của phụ huynh Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thái Nguyên không để xảy ra tiêu cực, trục lợi trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thái Nguyên không để xảy ra tiêu cực, trục lợi trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát
(PLVN) -  Ông Trịnh Việt Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Thái Nguyên yêu cầu việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát phải bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Tuyệt đối không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.

Chung tay cải thiện chất lượng không khí môi trường

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Môi trường ô nhiễm ở một số đô thị, nhất là hai đô thị đặc biệt Hà Nội và TP HCM, đã, đang là vấn đề đáng lo ngại. Lâu nay trên thông tin đại chúng, người dân Hà Nội vẫn được cảnh báo hàng ngày về chỉ số chất lượng không khí (AQI), có những thời điểm cảnh báo AQI xấu và rất xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mọi người.

Lãnh đạo TP Huế thăm và tặng quà các lực lượng chức năng của hai tỉnh Salavan và Sê Kông

Đoàn công tác đến thăm, tặng quà các lực lượng chức năng của nước CHDCND Lào đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới giữa thành phố Huế với hai tỉnh Salavan và Sê Kông (Lào).
(PLVN) -  Ngày 4/4, Đoàn công tác UBND thành phố Huế do UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Thanh Bình làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà các lực lượng chức năng của hai tỉnh Salavan và Sê Kông – Lào đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực biên giới tiếp giáp với thành phố Huế.

Một cuộc trở về sau hơn 50 năm: Khi lòng mẹ chưa bao giờ thôi nhớ con

Khoảnh khắc nghẹn ngào của mẹ liệt sỹ 104 tuổi bên con trai sau 52 năm biền biệt.
(PLVN) -  Hơn nửa thế kỷ, người mẹ già tóc bạc phơ vẫn ngồi bên hiên nhà, mắt dõi về phương xa, mong ngóng tin con. Ở cái tuổi 104, bà vẫn chờ, vẫn hy vọng, vẫn tin có ngày con trai mình trở về. Và rồi ngày ấy cũng đến – nhưng con bà trong một hình hài khác... Đôi bàn tay run rẩy của người mẹ già cuối cùng cũng được ôm con vào lòng, trong nghẹn ngào nước mắt.

Công tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Công tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), hướng tới chào mừng 80 năm Ngày Truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, sáng ngày 4/4/2025, Công an tỉnh Kiên Giang đã long trọng tổ chức chương trình Lễ dâng hương tại Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương, huyện Tân Hiệp.

Gần 300 trụ sở làm việc đang lãng phí tại Nghệ An

Trụ sở Toà án tỉnh Nghệ An đã bỏ hoang nhiều năm
(PLVN) - Nghệ An hiện có hàng trăm cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích theo quy định, gây lãng phí, thất thoát tài sản công.

Quảng Ninh: Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đã đủ điều kiện ghép thận

Trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại và đồng bộ, từ hệ thống chẩn đoán hình ảnh MRI, CT-Scanner đến máy chạy thận, máy ECMO, máy nội soi lấy thận và các thiết bị hỗ trợ phẫu thuật chuyên sâu.
(PLVN) - Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận từ người hiến sống và từ người hiến chết não. Đây là cột mốc mang tính đột phá lớn của hệ thống y tế tuyến tỉnh trên hành trình làm chủ các kỹ thuật cao.

Kế hoạch thực hiện Đề án 06/CP tại Hải Phòng

Kế hoạch thực hiện Đề án 06/CP tại Hải Phòng
(PLVN) -  Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06/CP thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 36/KH-BCĐĐA06 nhằm phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025.