Khi thị phi lan tới chốn…cửa chùa

Một góc chùa Cổ Liễn
Một góc chùa Cổ Liễn
(PLO) - Cửa phật vốn là chốn linh thiêng, cõi sắc không, từ bi hỉ xả thế nhưng gần đây những chuyện “thị phi” lại liên tiếp xảy ra. “Ăn theo” các sự việc không hay này nhiều người xưng danh phật tử đã gây nhiễu loạn thông tin, tung lên mạng xã hội những bình luận chát chúa, bóp méo, bẻ cong sự việc hoặc đôi co “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”. Chốn cửa phật vì thế đã không còn là nơi thanh tịnh, yên tĩnh…

“Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”

Tình trạng này thực sự đúng với câu chuyện “rúng động” Hà Nội: “chùa Vân Hồ bỏ đói sư cô, lắp  camera “duyệt” khách”. Hồi tháng 6 vừa qua, báo chí thông tin, tại chùa Vân Hồ (Linh Thông tự, là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia được Nhà nước xếp hạng năm 1992) ni sư Thích Đàm Thục bị bỏ đói đã tìm cách ra ngoài mua nước uống và bánh mỳ để ăn. Khi sư Thục quay về chùa thì người trong chùa không mở cửa cho sư Thục vào khiến ni sư này phải ra công an trình báo, nhờ can thiêp.
Công an phường Lê Đại Hành cùng đại diện chính quyền, tổ dân phố đã đến chùa can thiệp để sư Thục được vào chùa. Công an phường sau đó đã kiểm tra phòng riêng của sư Thục thì thấy điện, nước đã bị cắt, trong khi điện, nước trong chùa vẫn có bình thường. Sự việc sư Thục bị bỏ đói được bà Dương Thị Hồi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Lê Đại Hành xác nhận. Theo bà Hồi, cảm thương cho hoàn cảnh sư Thục, nhiều phật tử đã tìm cách vòng ra phía đường Bà Triệu “ném” bánh mì, đồ ăn vào cho sư Thục, có khi cả chai nước lọc nhỏ. Nhiều Phật tử mỗi khi vào được chùa đều giấu giếm ít đồ ăn mang đến cho sư Thục.
Phản bác lại những thông tin chấn động này, bà Phùng Thị Síu (phật tử chùa Vân Hồ) phẫn nộ nói với phóng viên PLVN rằng sư Thục đã dựng chuyện tố cáo sư thầy Thích Đàm Nhung, biến chùa thành chợ khiến cho người dân và các tăng ni phật tử khác hiểu lầm về chùa.

Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng – trung tâm UNESCO phát triển văn hóa và thể thao, trực thuộc liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam –phật tử chùa Vân Hồ cho biết đã chứng kiến cảnh sư Thục cùng chính quyền phường Lê Đại Hành vây quay cổng chùa: “Chuyện nhà chùa không cho sư Thục vào chùa không giống như những gì báo chí đã nêu, hôm đó nhà chùa không có người tôi cũng phải đợi rất lâu mới có người ra mở cửa chứ chẳng phải là mình sư Thục”, bà Hằng khẳng định.

Nhận xét về sư Thục, bà Síu, bà Hằng và một số phật tử khác cho rằng ni sư này có tác phong, nề nếp sinh hoạt không đúng phép tắc người tu hành như: mặc áo 2 dây, móng tay, vệ sinh bậy bạ, xáo trộn nề nếp nhà chùa thậm chí phá hoại đường dây điện, cắm dây điện vào bình nước lọc để dùng, khi bị phát hiện thì sư Thục giằng dây điện làm hỏng các thiết bị.
Các phật tử này còn cất công đi thu thập các bằng chứng về thời gian sư Thục ở chùa Khánh Sơn (thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Cụ thể,  tháng 7 năm 2008 sư Thục đã tự ý chặt 2 cây Lim cổ thụ mà không hề báo cáo với chính quyền sở tại, sau đó đã tự ý đổ bát nhang của các phật tử cất vào hộp kính rồi thay toàn bộ bằng bát hương mới, xây hàng loạt những công trình mới nham nhở và phản cảm làm mất cảnh quan của chùa, phá nát bố cục của ngôi chùa cổ có lịch sử gần 400 năm.
Bà Trịnh Thị Giảng (75 tuổi) – người dân thôn Cổ Liễn xác nhận với phóng viên: “sư Thục đánh đập chú tiểu dã man đến nỗi thâm tím mặt mày, môi sưng và bị dập những người dân xung quanh phải nhảy tường vào can ngăn. Sư Thục còn dạy các phật tử nói dối, mờ ám trong quản lý tiền công đức”.
Bà Trịnh Thị Giảng trò chuyện với PV
 Bà Trịnh Thị Giảng trò chuyện với PV
Ông Khuất Văn Trường  - Chủ tịch UBND xã Cổ Đông cũng thừa nhận thời gian sư thầy thích Đàm Thục về làm trụ trì chùa Khánh Sơn đã nảy sinh những mâu thuẫn với đệ tử trong chùa và tiền nong với nhân dân, chặt 2 cây lim cổ thụ không báo cáo với chính quyền.
Một số phật tử chùa Vân Hồ cho biết đã nhiều lần gửi đơn thư phản ảnh về những việc làm sai trái của sư Thục nhưng không có sự hồi âm của các cấp chính quyền.
Còn đại diện Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ phường Lê Đại Hành thì cho biết từ ngày sư cụ Thích Đàm Hợp – nguyên trụ trì chùa Vân Hồ qua đời, rất nhiều chuyện phức tạp xảy ra, người tu tập trong chùa thì mâu thuẫn nhau. Đã 4-5 lần chính quyền địa phương và công an phải đến chùa giải quyết nhưng những mâu thuẫn vẫn chưa được hóa giải. Mâu thuẫn giữa những người tu tập tại chùa lên đến đỉnh điểm, xảy ra sự việc lình xình giữa sư Thục và sư Nhung khiến cho phật tử xa lánh, không mấy ai còn tha thiết tới chùa.
Chùa Bồ Đề trong “tâm bão” dư luận
Những ngày đầu tháng 8, dư luận thủ đô chấn động trước thông tin cảnh sát hình sự Công an TP. Hà Nội khởi tố vụ án, bắt giam hai đối tượng để điều tra về hành vi mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Trước đó, báo chí dồn dập thông tin về “nghi án” chùa Bồ Đề liên đới tới đường dây mua bán trẻ sơ sinh. Mỗi đứa trẻ được đưa vào chùa người môi giới sẽ nhận được 5-7 triệu tiền “lại quả”...

Trả lời báo giới, chính quyền phường Bồ Đề và Công an phường này phủ nhận thông tin nói trên. Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan cho rằng, nhà chùa bị hàm oan, bày tỏ nguyện vọng trả lại cho nhà chùa sự trong sạch và khẳng định “nếu làm sai thì sẵn sàng đi tù". 

Trung tá Nguyễn Cao Khải – Đội phó Đội 12, phòng CSĐT tội phạm (PC45) cho biết ngoài hai đối tượng liên quan chính trong vụ án này, cơ quan công an đã triệu tập 3 nghi phạm khác để điều tra. Các đối tượng này đã thực hiện hành vi mua bán bé Cù Nguyên Công (trẻ sơ sinh được nuôi tại chùa cuối năm 2013) với giá 35 triệu đồng. Trước đó, cuối tháng 10/2013 bé Công được phát hiện bị bỏ rơi ở cổng chùa trong tình trạng dây rốn chưa rụng. Nhà chùa đã chăm sóc, nuôi dưỡng và đặt tên cho bé. Đến 1/1/2014 bé Công được bán ra ngoài.
Cơ quan Công an cũng đã triệu tập nhân chứng và những người có liên quan. Hiện tại Cơ quan Điều tra chưa xác định hành vi liên quan của nhà sư Thích Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề. Cơ quan CSĐT cũng đã mời sư Lan lên để làm rõ những thông tin trên báo chí trong thời gian qua. Tại Cơ quan công an, đối tượng Nguyệt còn khai có nhận thêm 2 cháu bé nữa từ Trang để cho làm con nuôi của những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Điều đau lòng là cháu bé Cù Nguyên Công sau khi bị các đối tượng trên bán làm con nuôi đã qua đời vào ngày 27-6-2014 tại Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương.
Hiện Cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ có bao nhiêu trẻ em được nuôi tại chùa Bồ Đề đã bị đem cho, bán và có hay không sự liên quan của sư thầy Thích Đàm Lan trong vụ việc này. Sự thật về vụ việc này vẫn đang chờ cơ quan điều tra xác minh. Mạng xã hội những ngày qua “nóng rẫy” thông tin bình luận về vụ việc tại chùa Bồ Đề, trong đó không ít phật tử cảm thấy đau xót trước những thị phi về nhà chùa đang làm xói mòn niềm tin vào cửa phật.
Chị Diệu Tâm, một phật tử thường xuyên tham gia các hoạt động từ tế cho biết các chùa nuôi trẻ mồ côi không hiếm nhưng chùa Bồ Đề lâu nay là nơi nuôi dưỡng đông trẻ bị bỏ rơi nhất, đây vốn là một việc làm tốt, nhân đạo, nhân văn nhưng không biết từ khi nào đã bị biến tướng bởi con người tham sân si, trái với đạo lý chốn tu hành.
“Chuyện thị Màu đem con trả cho thị Kính nuôi đã thành cái tích kinh điển, nên nhiều người mẹ vì nhiều lý do khác nhau đem con đến bỏ ở cửa chùa cũng bắt nguồn từ suy nghĩ con mình có cơ hội được làm người. Chúng tôi, những phật tử tin vào giáo lý nhà phật, trong lòng chỉ mong muốn sự việc tại chùa Bồ Đề không tới mức khủng khiếp như báo chí đặt nghi vấn nhưng nếu sự thực có nghiệt ngã như vậy cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội. Mong rằng nhiều ngôi chùa đang cưu mang trẻ bị bỏ rơi cũng có được những bài học xương máu”, chị Diệu Tâm buồn bã chia sẻ.
Đôi mắt ám ảnh của cháu bé mồ côi
 Đôi mắt ám ảnh của cháu bé mồ côi
Trong buổi chiều qua 12/8, ông Phan Đăng Long – Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, danh tính 11 cháu bé bị mất tích đã được xác định và đến nay, 10 cháu bé đã được về với gia đình bố mẹ ruột của các cháu. Trong đó có 1 cháu cũng đã được một gia đình nhận làm con nuôi. “Việc này hoàn toàn do cô Trang làm, không liên quan đến ni sư Đàm Lan”- ông Long nhấn mạnh.
Cũng theo ông Long, kết luận chính thức về vụ án “mua bán trẻ em” tại chùa này, trong tuần sẽ có họp thông báo chính thức. UBND quận Long Biên đang xin tổ chức họp báo, dự kiến vào thứ 5 tới.
Đây là bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước xiết chặt quản lý đối với các cơ sở nhân đạo.
Ai sẽ trả lại sự thanh tịnh cho cửa phật?
Chuyện thị phi lan tới cổng chùa thiết nghĩ cũng là chuyện khó tránh khỏi trong xã hội hiện đại, khi mà đâu đó trong số các đấng chân tu vẫn còn quá nhiều người phàm tục, chưa rũ hết bụi trần. Khi cửa chùa còn là nơi kinh doanh kiếm lời, là nơi “buôn phật, bán niềm tin”. Cũng từ những “lình xình” nơi cửa phật này, dư luận đặt dấu hỏi cần xử lý nghiêm minh những người mượn danh, bám theo cửa phật làm sai, trái với giáo lý nhà phật, đạo đức người tu hành. Dự án Luật Tín ngưỡng tôn giáo vừa được Quốc hội khóa XIII đưa vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2015 chính là hành lang pháp lý để chấn chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trả lại sự thanh sạch cho chốn cửa phật, củng cố niềm tin tâm linh cho người dân.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.