Khi thanh niên chung tay xóa bỏ tập tục văn hóa có hại

Các học sinh tham gia CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi trường THCS Lương Trung thuyết trình kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục. (Nguồn: Báo PNVN).
Các học sinh tham gia CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi trường THCS Lương Trung thuyết trình kiến thức về phòng chống xâm hại tình dục. (Nguồn: Báo PNVN).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để có thể xóa bỏ, giảm thiểu các tập tục văn hóa có hại, cần sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị, các thành phần trong xã hội. Trong đó, đoàn viên, thanh niên là lực lượng xung kích trong các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn.

Đoàn viên, thanh niên xắn tay cùng bà con xóa bỏ hủ tục

Cán Tỷ là xã vùng cao của huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, đặc biệt khó khăn của huyện, đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số như: Mông, Dao... Toàn xã có 8 thôn, 1.129 hộ, 5.536 khẩu. Trình độ dân trí không đồng đều; phương thức sinh hoạt, sản xuất còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhiều năm trước, xã tồn tại nhiều hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu như: không đưa người chết vào áo quan, tổ chức tang lễ dài ngày, giết mổ nhiều gia súc, nghi lễ rườm rà, mất vệ sinh môi trường; trong việc cưới hỏi thì thách cưới cao, tổ chức cầu kỳ, gây lãng phí tiền bạc, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, gây ra hệ lụy khôn lường, trẻ em sinh ra mắc nhiều bệnh lý, sức khỏe yếu, trí tuệ suy giảm; nhiều gia đình có người ốm không đưa đi khám, chữa tại các cơ sở y tế mà tổ chức cúng bái tại nhà, gây tốn kém….

Là lực lượng xung kích trên mọi lĩnh vực, đoàn viên, thanh niên xã Cán Tỷ đã tích cực phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu theo chỉ đạo tại Đề án số 16-ĐA/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc huyện Quản Bạ, giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Đoàn viên, thanh niên xã Cán Tỷ tuyên truyền người dân xóa bỏ hủ tục. (Nguồn: Báo Hà Giang)

Đoàn viên, thanh niên xã Cán Tỷ tuyên truyền người dân xóa bỏ hủ tục. (Nguồn: Báo Hà Giang)

Từ công tác tuyên truyền, vận động của đoàn viên, thanh niên, gia đình ông Sùng Chá Páo, xóm Phố Lồ Phìn, thôn Đầu Cầu 2, xã Cán Tỷ là một trong những gia đình thực hiện tốt việc xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu ở địa phương. Ông Páo cho truyền thông biết: “Từ khi được cán bộ Đoàn thanh niên xã tuyên truyền, dòng họ Sùng chúng tôi có 150 hộ, 100% ký cam kết thực hiện tốt việc xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu. Thực hiện đưa người chết vào áo quan, tổ chức đám không quá 48 giờ, không mổ nhiều gia súc, tiến hành quy đổi việc đóng góp vật phẩm thành tiền mặt để giúp đỡ gia chủ một cách thiết thực. Từ khi được tuyên truyền đến nay, cuộc sống của người dân chúng tôi thuận lợi, kinh tế phát triển hơn, các thành viên trong dòng họ cũng có sự đồng nhất về mọi việc”. Anh Sùng Mí Pó, thôn Đầu Cầu 2 cho biết: “Là một đoàn viên, trong các buổi sinh hoạt, tôi thường được các đồng chí trong Ban Chấp hành đoàn xã tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản pháp luật khác. Cách đây không lâu, tôi vừa kết hôn, việc tổ chức đám cưới được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, gia đình nhà gái không thách cưới cao, cả hai bên gia đình không tổ chức ăn uống linh đình nhiều bữa, dài ngày như những đám cưới trước đây. Thời gian qua, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng không còn, từ đó chất lượng đời sống cũng được nâng lên”.

Tương tự, huyện Quang Bình, Hà Giang có 12 dân tộc cùng chung sống hài hòa, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Mỗi dân tộc đều có những tín ngưỡng, tập quán riêng biệt. Tuy nhiên, trong đời sống nhân dân vẫn còn tồn tại một số hủ tục, như: làm đám hiếu dài ngày; mổ quá nhiều gia súc, gia cầm; tục thách cưới quá cao; uống rượu, bia quá nhiều; tảo hôn và hôn nhân cận huyết… ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế gia đình. Trước thực trạng đó, với vai trò nòng cốt, xung kích, Huyện đoàn Quang Bình xây dựng kế hoạch, quán triệt, thực hiện việc bài trừ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong đoàn viên, thanh niên và nhân dân các dân tộc. “Trên địa bàn thôn có nhiều đồng bào cùng sinh sống, lúc đầu tuyên truyền để người dân xóa bỏ các tập quán lạc hậu gặp nhiều khó khăn vì những tập quán lạc hậu đã đi vào tiềm thức của nhiều người, nhận thức còn hạn chế. Với quan điểm “mưa dầm thấm lâu” để người dân nghe, dân hiểu về ảnh hưởng của hủ tục đến kinh tế gia đình, tôi cùng các đoàn thể trong thôn thường xuyên tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc. Dần dần người dân đã thay đổi, xóa bỏ được các hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh”, anh Ma Văn Nhìn, Bí thư Chi đoàn thôn Hạ Sơn, xã Vĩ Thượng trao đổi với báo chí cho biết…

Thanh thiếu niên là lực lượng xung kích trong xóa bỏ các tập tục lạc hậu

Một tiểu phẩm tuyên truyền xóa bỏ tập tục văn hóa lạc hậu tại Diễn đàn. (Nguồn: Hội LHPNVN)

Một tiểu phẩm tuyên truyền xóa bỏ tập tục văn hóa lạc hậu tại Diễn đàn. (Nguồn: Hội LHPNVN)

Ví dụ ở Hà Giang đã phần nào minh chứng cho vai trò quan trọng của đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn xóa bỏ, giảm thiểu các tập tục văn hóa có hại.

Mới đây, nhằm hướng tới giải pháp phát huy vai trò thanh niên tiên phong xóa bỏ tập tục văn hóa có hại, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn cấp quốc gia về nhận diện và xóa bỏ tập tục văn hóa có hại - vai trò của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam bà Nguyễn Thị Minh Hương, bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ tạo nên bản sắc văn hóa của 54 dân tộc được bạn bè quốc tế công nhận và tôn vinh thì cũng còn không ít những tập tục lỗi thời đang cản trở của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Có thể kể đến như: tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống mặc dù có giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến ở nhiều vùng dân tộc thiểu số; tập tục như thách cưới ở một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên với yêu cầu thách cưới cao so với điều kiện kinh tế của gia đình nhà gái; tục chôn sống con theo mẹ ở vùng đồng bào Giẻ Triêng tỉnh Quảng Nam; tục “nối dây” của đồng bào Bru - Vân Kiều ở tỉnh Quảng Bình; tục nghi kỵ “cầm đồ độc” ở vùng đồng bào H’re tỉnh Quảng Ngãi; tập quán chỉ cúng bái khi ốm đau mà không đến cơ sở y tế chữa bệnh, sinh đẻ tại nhà không có người có chuyên môn hỗ trợ…

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, về công tác dân tộc, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Trong khuôn khổ Dự án 8, Hội LHPN Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy vai trò của thanh thiếu niên trong thúc đẩy bình đẳng giới: Trung ương Hội đã phối hợp với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh triển khai Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi với chủ đề “Rẻo cao hạnh phúc”; Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng đội Trung ương và Bộ GD&ĐT triển khai mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại địa bàn đặc biệt khó khăn của 40 tỉnh, thành vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…

Nói riêng về CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là 1 trong 4 mô hình cơ bản của Dự án 8, là một mô hình đặc thù dành riêng cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với mục đích để trẻ em được tham gia chia sẻ, trang bị kiến thức, kỹ năng sống phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại, các kiến thức về giới, bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến trẻ em, giúp trẻ có đủ năng lực tham gia vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em. Đến nay, cả nước đã thành lập và duy trì hoạt động 550 CLB, thu hút sự tham gia của hơn 12.000 trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 16 tuổi và các em đang và sẽ là lực lượng xung kích trong xóa bỏ các tập tục lạc hậu.

Đơn cử như CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại Trường THCS Lương Trung huyện Bá Thước, Thanh Hóa được Hội LHPN huyện Bá Thước phối hợp với trường thành lập trong bối cảnh Lương Trung là một trong những xã có phần đông dân số là đồng bào người Mường sinh sống trên địa bàn huyện Bá Thước. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, đất đai canh tác kém, phần lớn người ở độ tuổi lao động tại xã Trung Lương đi làm ăn xa. Với hoàn cảnh đó, trẻ em ở đây hầu hết đều sống với ông bà. Việc giáo dục con trẻ cũng vì thế mà gặp phải rất nhiều vấn đề bất cập, có thể trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em.

CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trường THCS Lương Trung được ra mắt vào tháng 12/2023 có 30 thành viên là học sinh từ khối 6 đến khối 9 bao gồm cả nam lẫn nữ. Tham gia vào CLB, học sinh được tìm hiểu về các kiến thức như quyền trẻ em, phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, phòng tránh bạo lực học đường, kỹ năng giao tiếp ứng xử trên không gian mạng thông qua các trò chơi, thảo luận nhóm, vẽ tranh, đóng kịch...

Em Bùi Thị Huyền Trang, nhóm trưởng CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” cho biết: “Nhờ tham gia CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, em đã mạnh dạn hơn rất nhiều. Trước đây, em không biết nhiều kiến thức về chống bạo lực học đường, chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Nhưng từ khi tham gia CLB, các thầy cô từ nhiều đoàn thể đã hướng dẫn em rất nhiều kiến thức và kỹ năng sống, trao cho em cơ hội được đứng trước nhiều người và tự tin như bây giờ”.

Đến nay, Hội LHPN huyện Bá Thước đã thành lập được 5 CLB trên toàn huyện. Bà Lê Thị Hải Lý - Chủ tịch Hội LHPN huyện Bá Thước - cho biết, trong thời gian tới, Hội LHPN huyện sẽ phấn đấu hoàn thành mục tiêu thành lập 10 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi trên địa bàn huyện…

Đọc thêm

Bộ cẩm nang bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ra mắt phiên bản mới

Bộ cẩm nang là một giải pháp quan trọng nhằm triển khai Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”
(PLVN) - Không gian mạng, Internet đã và đang trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống, đặc biệt đối với trẻ em là những đối tượng đang sử dụng công nghệ vào trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tới hết năm 2023, dân số Việt Nam đạt khoảng 100,3 triệu người, trẻ em chiếm gần 1/4 dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet.

Cảnh báo đợt mưa lớn ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày mai, 21/12, thời tiết Bắc Bộ duy trì đêm không mưa, ngày nắng, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vài nơi. Sau đó từ ngày 23/12, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to.

Nhiều ưu đãi cho đoàn viên, người lao động tại Chợ Tết công đoàn 2025

Nhiều ưu đãi cho đoàn viên, người lao động tại Chợ Tết công đoàn 2025
(PLVN) - Được kích hoạt từ 0h ngày 20/12, Chương trình Chợ Tết Công đoàn năm 2025 trực tuyến đã mở đầu cho chuỗi các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Chợ Tết Công đoàn trực tuyến có tới 200.000 voucher mỗi suất 500.000 đồng cho 200.000 đoàn viên, người lao động.

Thu phí không dừng tất cả các làn tại Sân bay Nội Bài

Dịch vụ thu phí không dừng sẽ được triển khai tại tất cả làn thu phí ô tô ra vào Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
(PLVN) -Thông tin từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hệ thống các làn thu phí không dùng tiền mặt và thu tự động không dừng dịch vụ dừng/đỗ ô tô tại đây đã hoàn tất thời gian vận hành thử nghiệm, chính thức áp dụng trên toàn Cảng.

Những vụ hỏa hoạn gây rúng động Hà Nội

Hiện trường vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ.
(PLVN) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra một số vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của người dân, gây ám ảnh trong cộng đồng.