Khi tàu pha sông biển hoạt động như tàu biển

Hàng hóa tàu VR-SB vận chuyển hiện không đúng với bản chất của cấp phương tiện này là từ các bến cảng nằm trong sông...
Hàng hóa tàu VR-SB vận chuyển hiện không đúng với bản chất của cấp phương tiện này là từ các bến cảng nằm trong sông...
(PLVN) - Cuối năm 2014, Bộ GTVT có Công văn số 13068/BGTVT-VT cho phép phương tiện VR-SB (tàu pha sông biển) có thể chạy trên tuyến Bắc - Nam, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các phương tiện thủy nội địa nhưng văn bản này dường như đang “bóp chết” các doanh nghiệp vận tải biển, là đối tượng đang thực sự khó khăn và cần nhiều tháo gỡ. 

Khốn đốn vì chính sách 

Từ tháng 6 đến đầu tháng 10 năm 2014 để khai thác thế mạnh của vận tải ven biển (VTVB), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lần lượt có 3 quyết định công bố tuyến VTVB, cho phép tàu mang cấp VR-SB được hoạt động trên 3 tuyến từ Quảng Ninh đến Quảng Bình; từ Quảng Bình đến Bình Thuận; từ Bình Thuận đến Kiên Giang. Ngày 16/10/2014, Bộ GTVT có Công văn số 13068/BGTVT-VT về việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh phương tiện thuỷ nội địa (PTTNĐ).

Theo văn  bản này, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm “Chỉ đạo các đơn vị đăng kiểm thực hiện ngay việc đổi lại Giấy chứng nhận An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Giấy chứng nhận - PV) còn hiệu lực, có ghi tuyến VTVB cụ thể sang Giấy chứng nhận không ghi tuyến ven biển cụ thể đã thỏa mãn cấp VR-SB, chạy cách bờ không quá 12 hải lý và trong điều kiện gió không lớn hơn cấp 5 bô-pho để hoạt động trên tuyến VTVB từ Quảng Ninh đến Kiên Giang khi chủ phương tiện yêu cầu”.

Tại thời điểm mở tuyến, việc công bố 3 tuyến VTVB như đã nói là phù hợp với Quy hoạch phát triển vận tải sông pha biển (VTSPB) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 4291/QĐ-BGTVT. Tuy nhiên, việc chấp thuận cho nối tuyến tại Công văn số 13068/BGTVT-VT đã cho phép phương tiện VR-SB có thể chạy từ Bắc vào Nam như các tàu biển. 

Bản chất của phương tiện VR-SB là PTTNĐ được phép hoạt động từ sông ra biển, nên gọi là pha sông biển, chứ không phải được hoạt động hoàn toàn trên biển như tàu biển. Hoạt động của phương tiện VR-SB phải từ các bến cảng nằm trong sông từ cửa sông này đến các bến cảng thuộc cửa sông khác nằm gần nhau; từ các bến cảng thủy nội địa qua cảng biển hoặc theo đúng các quyết định công bố tuyến đã được Bộ GTVT ban hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đa số phương tiện cấp VR-SB hoạt động vận chuyển hàng hóa từ cảng biển đến cảng biển, phạm vi hoạt động như tàu biển; theo thống kê khoảng 70% lượng hàng do phương tiện VR-SB vận chuyển là từ cảng biển đến cảng biển. 

Ngoài ra, bằng các quyết định và văn bản công bố tuyến và nối tuyến nêu trên, theo quy định về vùng hoạt động phương tiện VR-SB được cho phép hoạt động cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 12 hải lý. Trên thực tế, đa số các phương tiện VR-SB lớn thường chạy cắt thẳng Vịnh Bắc Bộ (cách bờ khoảng 100 hải lý). Nếu đã hoạt động trên vùng biển Việt Nam, thì phải chịu sự điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam và Bộ luật Hàng hải Việt Nam, chứ không thể đem Luật Giao thông đường thủy nội địa ra điều chỉnh.

Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tai nạn hàng hải do các phương tiện VR-SB nhưng được hoạt động như tàu biển gây ra?

Cạnh tranh không lành mạnh 

Hiện nay, hàng hóa được các phương tiện cấp VR-SB vận chuyển thông qua cảng biển chiếm khoảng 2/3 so với tổng số phương tiện cấp VR-SB hoạt động vận chuyển hàng hóa trên tuyến. Như vậy, hàng hóa được các phương tiện cấp VR-SB vận chuyển không đúng với bản chất của phương tiện cấp VR-SB là hoạt động từ các bến cảng nằm trong sông, từ cửa sông này đến các bến cảng cửa sông khác và từ các bến cảng thủy nội địa qua cảng, đa số hoạt động vận chuyển hàng hóa được vận chuyển từ cảng biển đến cảng biển, điều này dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh đối với hoạt động vận tải trên cùng một tuyến giữa tàu biển hạn chế III và phương tiện VR-SB. 

Ưu thế tất nhiên thuộc về phương tiện cấp VR-SB vì “chi phí đầu vào”, hành lang pháp lý điều chỉnh ở mức độ thấp, mang lại lợi nhuận lớn cho chủ hàng. Yêu cầu về thuyền viên thấp hơn nên rủi ro về tai nạn chắc chắn sẽ cao hơn. Cần nhắc lại là Công văn số 13068/BGTVT-VT cho phép phương tiện VR-SB có thể chạy Bắc - Nam nhằm tháo gỡ khó khăn cho PTTNĐ nhưng lại “bóp chết” doanh nghiệp vận tải biển, là đối tượng đang thực sự khó khăn cần nhiều tháo gỡ. 

Do được “ưu ái” và phát triển quá “nóng” nên các quy định pháp luật về thuyền viên, trang thiết bị thông tin liên lạc, kết cấu… của phương tiện VR-SB vẫn còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện rất cao, đặc biệt khi phương tiện này hoạt động trên biển. 

Qua kiểm tra của Thanh tra An toàn hàng hải, phương tiện VR-SB thường gặp các khiếm khuyết. Thứ nhất, thuyền viên không đáp ứng yêu cầu (không được thực tập, huấn luyện về các tình huống khẩn cấp trên tàu; không đủ năng lực khai thác thiết bị thông tin liên lạc....). Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về hàng hải, cảnh giới, tránh va, điều động phương tiện hoạt động trên biển, trong vùng nước cảng biển, tác nghiệp hải đồ.... Thậm chí, không ghi chép hoặc không biết cách ghi chép các Sổ nhật ký phương tiện. Thứ hai, phương tiện VR-SB không đáp ứng yêu cầu (hải đồ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ứng cố tràn dầu...) để có thể chấp nhận vận tải biển như tàu biển...

Một nghịch lý là, mặc dù phương tiện VR-SB đã phát triển “nóng”, đã có nhiều ưu đãi, được bỏ qua nhiều quy định về an toàn nhưng vẫn tiếp tục được hỗ trợ để phát triển bởi các cấp. Ngược lại, tàu biển đang ngày càng bị khó khăn do bị cạnh tranh không lành mạnh và có nguy cơ “tuyệt chủng” thì lại chưa nhận được một sự quan tâm, hỗ trợ nào từ các cơ quan quản lý? 

Tin cùng chuyên mục

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đọc thêm

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.