Khi những đứa trẻ thành “người máy”

Có thể nói, làm cha mẹ chưa bao giờ trở nên khó khăn như hiện nay, khi máy tính và mạng xã hội đã trở thành “máu thịt” của giới trẻ. Chúng suy nghĩ rồi gõ bàn phím nhiều hơn là trò chuyện trực tiếp. Chúng trút tâm sự trên mạng, với những người xa lạ, trong khi vô hồn và khép kín như “người máy” kiểu “hỏi gì đáp nấy” với người thân...

Có thể nói, làm cha mẹ chưa bao giờ trở nên khó khăn như hiện nay, khi máy tính và mạng xã hội đã trở thành “máu thịt” của giới trẻ. Chúng suy nghĩ rồi gõ bàn phím nhiều hơn là trò chuyện trực tiếp. Chúng trút tâm sự trên mạng, với những người xa lạ, trong khi vô hồn và khép kín như “người máy” kiểu “hỏi gì đáp nấy” với người thân...

Những đứa trẻ không biết mình sống để làm gì

Các bậc phụ huynh ngày nay quá bận rộn với nhịp sống hiện đại và gần như không có thời gian chia sẻ những chuyện thường nhật nhỏ nhặt hàng ngày với các con. Vì thế, hầu hết cha mẹ đều tự tin cho rằng lũ trẻ đang rất ổn khi ở nhà chúng khá ngoan, hay cười, ít nói.

dbgdg

Có những đứa trẻ không biết mình sống để làm gì. Ảnh minh họa

Một cô bạn cho biết, ba mẹ cháu tôi cứ khoe con học cấp ba rồi mà còn... "khờ" ghê lắm, không có bạn trai, bạn gái chi hết. Nó quá khờ, chỉ biết học suốt ngày, rồi về nhà đọc truyện tranh và lướt net. Rồi một ngày cháu sang nhà tôi  dùng nhờ máy tính. Tôi phát hiện ra blog của cậu nhóc, viết rất nhiều, đã đến hàng trăm bài viết kể từ 2 năm nay, đủ chủ đề, từ tố khổ cha mẹ đến kể lể chuyện tình yêu đau khổ với một cô bạn, từ tâm sự giận hờn một cô bạn thân, đến... than phiền thầy cô giáo khó tính với hàng chục comment (bình luận) thân thiết an ủi, động viên.

Chị gái tôi té ngửa, ở nhà nó vẫn ngoan, bảo gì làm nấy, cười nói vui vẻ như thường mà... sao lại viết lắm bài ủ dột, cô đơn, thảm thiết đến vậy?.

Rồi trong một bài viết, thằng bé khẳng định là ba mẹ nó chẳng hề yêu thương nhau tí nào cả, cũng không biết nó đang sống thế nào, đang đơn độc thế nào khi ba mẹ chỉ say sưa, bận rộn với những dự án lớn nhỏ.

Một số phụ huynh khác thì cũng hoảng hốt khi đi họp phụ huynh, cô giáo nói về đứa trẻ của mình dường như đã mang một khuôn mặt khác hẳn ở nhà.

Gần đây, trong thư gửi chương trình “Những ước mơ xanh” (Đài Truyền hình Việt Nam), bạn Thu Hồng (Quảng Ninh) viết: “Giàu làm gì hả mẹ khi mỗi bữa cơm về chỉ mình con ăn, giàu làm gì khi con có được điểm 10 mà không biết khoe ai?”.

Cũng như Hồng, không ít các em nhỏ đều chung cảm giác cô đơn ngay trong mái nhà của mình. “Con cảm thấy tương lai của mình mờ mịt quá. Bố mẹ ơi! Con sợ phải khóc, con sợ phải cười, con sợ ở cùng bố mẹ, con sợ lời nói của mẹ, con sợ ánh mắt của bố, con sợ gia đình mình” - một học sinh Trường THCS Phong Hải (Thừa Thiên - Huế) tâm sự...

Không ít bạn trẻ đồng loạt lên tiếng: “Tôi cảm thấy bế tắc, cảm thấy cô đơn, cảm thấy giữa tôi và cha mẹ đang có khoảng cách, không biết làm thế nào cho gần lại...”.

Một trong những vụ án vị thành niên gây chấn động dư luận thời gian qua là vụ án My “sói” (tức Đào Thị Thu Hương). Trong một số chia sẻ, My “sói” cho biết, do bố, mẹ chia tay nhau từ nhỏ, nên em phải  sống cùng bà ngoại. Những thiếu thốn về tình cảm gia đình, thiếu người  kèm cặp nên Hương sớm bỏ học, sống lang thang và cùng bạn trai thành lập băng nhóm gây ra những tội lỗi tày trời ở tuổi ô mai. Và trong những giọt nước mắt, My “sói” nói: “Cháu thấy chán cuộc sống, cháu buồn lắm, tại sao cháu lại sinh ra trên đời này?”...

Đừng để quá muộn

Không những thế, cùng với việc ép con học chính, học phụ, học giỏi, đỗ cao, đạt nhiều danh hiệu, thậm chí kì vọng trở thành thần đồng, là việc cha mẹ hạn chế, cách ly con cái tiếp xúc với bên ngoài, không được trải nghiệm cuộc sống, nhằm phòng ngừa tiêu cực, tai nạn rủi ro... Và để bù đắp cho những thiếu hụt đó, cứ mỗi dịp hè về, các bậc phụ huynh ào ào cho con đi học kĩ năng sống. Ngược lại, hiện nay cũng khá nhiều bậc phụ huynh tham gia những khóa học kĩ năng sống dành cho cha mẹ. Tuy nhiên, có thể trông đợi gì từ những khóa học ngắn ngủi, “cưỡi ngựa xem hoa” ấy hay không khi mọi việc “đã rồi”?.

Một chuyên gia tâm lý nhận xét: Khi cảm thấy đơn độc, mỗi người trẻ chọn một kiểu: Đọc sách, chơi game, thậm chí thác loạn... “Khi đứa trẻ quá say mê một điều nào đó là cha mẹ đã cách xa chúng. Và khi con không cần mình nữa thì quá muộn” - chuyên gia nói.

Có thể nói, làm cha mẹ chưa bao giờ trở nên khó khăn như hiện nay, khi máy tính và mạng xã hội đã trở thành “máu thịt” của giới trẻ. Chúng suy nghĩ rồi gõ bàn phím nhiều hơn là trò chuyện trực tiếp. Chúng trút tâm sự trên mạng, với những người xa lạ, trong khi vô hồn và khép kín như “người máy” kiểu “hỏi gì đáp nấy” với những người thân. Đôi khi, không phải vì phụ huynh là những cha mẹ tồi, mà như một đặc điểm tâm lý dễ hiểu, bọn trẻ cảm thấy an toàn hơn khi chia sẻ tâm sự và những suy nghĩ của mình với những người xa lạ. Trước tình thế đó, nhiều bậc phụ huynh đã phải tập làm một người bạn xa lạ trên mạng của con để có thể hiểu và trò chuyện với con mình.

Tuy vậy, có một điều quan trọng không thể chối bỏ, những bài học giản dị thường bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt, khi phụ huynh dành thời gian để cùng con chia sẻ mọi vấn đề. Khi mà ngày nay, tuy cùng sống trong một mái nhà, đa số là đầy đủ tiện nghi, nhưng giữa cha mẹ và con cái lại đang thiếu đi rất nhiều điều giản dị cùng nhau, như cùng ăn, cùng chơi, cùng trò chuyện, cùng đảm trách mọi công việc trong nhà để cùng cảm thông, chia sẻ niềm vui và những lo toan. Bởi ở đó là những bài học về yêu thương, chia sẻ và những giá trị mà mỗi con người có được ngay từ những năm tháng ấu thơ trong những mái nhà ấm áp...

Hãy lắng nghe, chớ áp đặt

Nghiên cứu của TS.Đỗ Hạnh Nga (ĐH KHXH&NV TP.HCM) đối với 1.460 học sinh THCS và cha mẹ các em cho thấy khi xảy ra xung đột, loại hành vi “áp đặt” được cha mẹ sử dụng nhiều nhất. Để giải quyết xung đột, cha mẹ thường hay la mắng, cấm đoán, đe dọa (nhốt, bắt nhịn ăn, đuổi khỏi nhà), thậm chí là đánh đập con. Trong khi đó, chỉ có hành vi hiểu biết lẫn nhau là giải quyết được tận gốc vấn đề và phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Hiểu biết lẫn nhau nghĩa là cả cha mẹ và con đều đối diện trực tiếp với xung đột để tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe lẫn nhau.

Cọ xát thực tế để có cách nhìn nhân văn

Theo TS.Nguyễn Kim Quý (Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam), trong dịp nghỉ hè, các bậc phụ huynh “nên cho các con tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội như các chương trình tình nguyện giúp đỡ các bạn học sinh nghèo, gia đình thương bình, liệt sĩ... các hoạt động văn hóa, nghệ thuật khối phố... Điều này giúp các em thu được nhiều bài học thực tế và có cách nhìn nhân văn”.

Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.