Khi nhà sản xuất game show không còn phụ thuộc nhà đài

Game show "Thực khách bá đạo"
Game show "Thực khách bá đạo"
0:00 / 0:00
0:00
Hiện, một số đơn vị phát game show trên YouTube hoặc các nền tảng, ứng dụng riêng do chính họ vận hành. Cách làm này giúp nhà sản xuất thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhà đài. Nhưng việc kiểm soát nội dung vẫn là vấn đề ít nhiều gây băn khoăn.

Hướng đi “mở” cho các nhà sản xuất

Nhà sản xuất (NSX) FPT Play vừa cho ra mắt show Đẳng cấp thực khách, phát trên ứng dụng do chính đơn vị này sản xuất. Theo kế hoạch, NSX này sẽ tiếp tục phát triển nhiều game show trong thời gian tới. MCV có ứng dụng Netlove, phát nhiều show do đơn vị này sản xuất như: Thực khách bá đạo, Bước ra ánh sáng, Sống thật… Các chương trình trên cũng được phát trên YouTube.

Trong khi đó, NSX Perfect Universe phát Tỏ tình hoàn mỹ, Lớp học hoàn mỹ trên YouTube. Sàn đấu game thủ là game show đầu tiên dành cho game thủ, phát trên ứng dụng POPS. Muốn ăn phải lăn vào bếp là chương trình cũng do POPS kết hợp với Trường Giang sản xuất, phát trên YouTube.

Trước đây, game show thường được phát trên sóng truyền hình. Các khung giờ dành cho đối tượng này cũng bị giới hạn. Số kênh thu hút lượng người xem lớn cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như: VTV3, HTV7, THVL1. Hầu hết NSX đều mong có được khung giờ đẹp, chủ yếu vào cuối tuần, để thu hút người xem. Vì thế, tình trạng xếp hàng, chờ đợi liên tục diễn ra. Có show đã sản xuất, phải chờ đến vài tháng mới được lên sóng là chuyện bình thường.

Hiện, cách thức phát hành mới giúp một số NSX thoát khỏi sự bất tiện này. Ngoài ra, không gian số còn tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất tiếp cận khán giả với phạm vi rộng, không bị giới hạn không gian. Không những phát chương trình do chính mình sản xuất, họ còn hướng tới việc sẽ kết hợp với các đơn vị sản xuất khác để phát sóng nhiều chương trình khác, nhằm đa dạng hóa nguồn sản phẩm phục vụ khán giả.

Bà Thạch Thị Kim Ngân (Giám đốc sản xuất chương trình Đẳng cấp thực khách) chia sẻ: “Phát sóng trên nền tảng trực tuyến sẽ ngày càng phát triển, chiếm ưu thế. Đó là tương lai có thể nhìn thấy được. Chúng tôi chủ động được khung giờ, lịch phát. Ngoài ra, nền tảng cũng giúp chúng tôi xác định được chính xác khán giả, theo từng lứa tuổi, giới tính. Từ đó, chúng tôi có thể phát triển những nội dung phù hợp với đối tượng khán giả mình hướng đến”.

Hình ảnh trong show "Muốn ăn phải lăn vào bếp"

Hình ảnh trong show "Muốn ăn phải lăn vào bếp"

Hai mặt của vấn đề

Ông Vũ Thành Vinh (Giám đốc Truyền thông Khang) nói, hiện khán giả ngày càng được trẻ hóa. Với thế hệ này, thiết bị di động, mạng internet trở nên quen thuộc, gần gũi hơn so với truyền hình truyền thống. Vì thế, việc các NSX lần lượt theo đuổi xu hướng mới là điều tất yếu.

Theo thống kê vào năm 2021 của Digital, Việt Nam có đến 70 triệu dân sử dụng internet. Theo Kantar TNS, trung bình người Việt Nam xem các kênh truyền hình do các nhà đài phát 2,3 tiếng/ngày (năm 1999). Hai thập niên sau, số thời gian xem các kênh hình là 2,5 tiếng, nhưng trong đó các kênh do các đài truyền hình phát chỉ còn chiếm 1,2 tiếng/ngày, thời gian trên không gian mạng là 1,3 tiếng/ngày.

Google cũng nhận định xu hướng xem video YouTube trên ti vi kết nối mạng của người Việt tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những con số biết nói này hoàn toàn là căn cứ để các đơn vị ngày càng phát triển các show trên môi trường số.

Tuy nhiên, ông Vũ Thành Vinh cũng chỉ ra một số lo ngại, trăn trở xoay quanh hình thức phát hành này. Trước nhất, nội dung giải trí trên môi trường số hiện tại rất nhiều và đa dạng. Vì thế, khi hòa vào dòng chảy này, buộc NSX phải chạy theo xu hướng để thu hút sự chú ý của người xem. “Xu hướng trên môi trường số rất khó nói được. Chưa chắc nội dung hay khán giả đã thích”, ông Vinh nói.

Việc tăng tính hài hước là phương án dễ dàng được lựa chọn. Nhưng điều này cũng khiến nội dung bị xem nhẹ, dễ dãi hơn. Khán giả được đặt vào vị trí chủ động hơn. Không giống như ti vi, người xem chỉ có thể xem từ đầu đến cuối, nhưng với chương trình phát trên môi trường số, khán giả thường có xu hướng lướt nhanh hơn, và chỉ xem những gì họ thích. Vì thế, nội dung NSX truyền tải có thể không đến được với khán giả trọn vẹn.

Với những chương trình này, kiểm duyệt nội dung vẫn là vấn đề gây băn khoăn. Thực tế, việc kiểm soát nội dung phát trên môi trường số vẫn chưa có giải pháp rốt ráo tại Việt Nam, vì luật chưa quy định chặt chẽ. Bà Thạch Thị Kim Ngân chia sẻ: “Về nội dung, chúng tôi vẫn có kiểm duyệt nhằm đảm bảo khi phát sóng phải phù hợp, văn minh như khi phát truyền hình. Không có việc chương trình phát trên YouTube, mạng thì nội dung sao cũng được”.

Nhưng thực tế cũng có một số trường hợp đã xảy ra và đáng lưu tâm. Đơn cử như chương trình Tỏ tình hoàn mỹ, dính hàng loạt scandal: nam chính nghi vấn có bạn gái vẫn lên show hẹn hò; Phạm Đình Thái Ngân bị chỉ trích vì dùng nụ hôn để thử tình cảm của bạn chơi nữ… gây ồn ào trong dư luận. Trước đây, cũng từng có một số vụ NSX khi phát lại chương trình trên YouTube lại giữ những tình tiết, phát ngôn sốc (vốn đã được cắt gọt trước khi lên sóng) để gây chú ý, câu view.

Đây là xu hướng phát triển tất yếu. Trách nhiệm, tầm nhìn của NSX buộc phải được đặt ở vị trí hàng đầu. Ông Bửu Điền (NSX Điền Quân) cho rằng nền tảng phát có thể khác nhau, nhưng việc sản xuất nội dung, tính thẩm mỹ luôn phải được cân nhắc kỹ lưỡng, với mục tiêu đặt lợi ích của khán giả lên hàng đầu. Cơ chế luật cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo thúc đẩy sự phát triển lành mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.