Khi người trẻ đi tìm sự chữa lành

Dương Huyền Thanh, người trẻ đầu tiên đem bộ môn Nia - chăm sóc sức khỏe thân - tâm - trí về Việt Nam. (Ảnh: PV)
Dương Huyền Thanh, người trẻ đầu tiên đem bộ môn Nia - chăm sóc sức khỏe thân - tâm - trí về Việt Nam. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi gặp những nỗi đau bất ngờ của cuộc sống hiện đại, nhiều người trẻ đã tìm cho mình những lối đi khác, những phương pháp mới để tự chữa lành những vết thương bên trong cho chính mình và cho người khác.

Phía sau những người trẻ thời Gen Z

Nhiều bạn trẻ Gen Z đã gọi thế hệ của mình là như thế, bởi những đổ vỡ, cô đơn mà những người trẻ ấy đã phải đối mặt trong hành trình của mình.

Nguyễn Phương Linh, sinh viên năm 2 một trường đại học thuộc khối Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh là một cô gái trẻ sinh ra ở thành thị, gia đình khá giả, có cuộc sống đủ đầy từ lúc sinh ra. Thế nhưng, Linh vẫn mắc các vấn đề về tâm lý, luôn trong trạng thái trầm uất, căng thẳng. Một thời gian dài, Linh tự nhận mình là con người “hướng nội”, cô chỉ duy trì những mối quan hệ cũ, quen thuộc, ngại giao tiếp, ngại đám đông. Sau đó, Linh phải bảo lưu học một năm, đến một nông trại nhỏ làm tình nguyện viên để ngưng việc học, nhìn nhận lại mọi thứ. Linh nhận ra rằng, cuộc sống của cô đủ đầy, có tất cả, nhưng điều khiến Linh ngày càng bất an, stress chính là sự kì vọng của gia đình đặt lên vai Linh, bởi từ nhỏ cô đã học giỏi, luôn đứng đầu lớp, nổi bật trong trường. Chính sự kì vọng của gia đình, chính sự tự áp lực lên bản thân để đáp ứng kì vọng ấy đã khiến Linh ngày càng mệt mỏi. Sự thiếu bày tỏ cảm xúc, không dám sẻ chia khiến Linh một mình ôm lấy áp lực vào trong, để rồi căn bệnh trong tâm trí ngày một “trầm kha”, trong khi gia đình vẫn không hề hay biết.

Trường hợp như của Phương Linh không phải là hiếm trong cuộc sống hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, với thế hệ trẻ, mà đặc biệt là Gen Z, sinh ra giữa sự phát triển của công nghệ số và mạng xã hội, mọi thứ đều thuận lợi, dễ dàng, có sẵn, nhưng cũng tước đi của họ nhiều nỗ lực, phấn đấu, thậm chí hoang mang không xác định được mục tiêu sống của mình. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội cũng dẫn đến sự thay đổi lớn trong các quan hệ, mối quan hệ ảo dần tăng lên, đồng thời những kết nối truyền thống cũng đứt gãy đi, dẫn đến con người dễ cô đơn hơn. Còn có những áp lực, sự so sánh, những hệ quả tiêu cực từ mạng xã hội ra đời thực, sự khác biệt thế hệ và thiếu thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái... cũng dẫn đến những nỗi đau, sự tổn thương không dễ thấy.

Trả lời báo chí, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học (ĐH) Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội đã đưa ra phân tích, Gen Z đang sống trong một thế giới được định nghĩa bởi từ PAID. Trong đó, P (pressure) là áp lực, A (alwways on) kết nối 24/7, I (information overloaded) bội thực thông tin và D (distracsted) phân tâm.

Bốn yếu tố này đang ảnh hưởng đến người trẻ Việt Nam. Họ gặp áp lực trong học tập. Việc kết nối 24/7 khiến họ dễ tiếp cận với những điều lệch chuẩn hay những bạo lực, bào mòn sức khỏe tâm thần. Đồng thời, ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất khi học sinh, sinh viên ngày càng yếu, béo phì, cận thị. Tiếp cận nhiều thông tin không có chọn lọc khiến họ cảm thấy thế giới nguy hiểm, bất an, nên càng lo lắng, cô đơn hơn.

Còn sự phân tâm khiến cho giới trẻ không chú ý đến cảm xúc của người khác, mất dần khả năng thấu cảm; cha mẹ, con cái cũng bị xa cách bởi thiết bị, công nghệ. Gen Z thông minh hơn, ngoại ngữ tốt hơn nhưng kỹ năng sống ngày càng kém vì thiếu tương tác trong cuộc sống thực. Hơn nữa, do đặc điểm của thông tin số là thỏa mãn lập tức khi cần nên càng ngày người trẻ càng thiếu sự kiên trì và nỗ lực. Không những thế, gen Z là thế hệ mang tính toàn cầu, có bạn ở khắp mạng xã hội nhưng thiếu người chia sẻ trong đời sống thực. Họ phải sống theo kiểu làm việc đa nhiệm nên thiếu sự chú ý, dẫn đến dễ hiểu nhầm. Thậm chí bộc lộ cảm xúc cũng bằng biểu tượng nên diễn đạt bằng ngôn ngữ ngày càng ít, dễ dàng hiểu sai ý của nhau dẫn đến xích mích thực. Thế hệ gen Z còn gặp phải vấn đề rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, nguy cơ bị bắt nạt trực tuyến nhiều hơn.

Một khóa hướng dẫn chữa lành bằng tắm âm thanh và kết nối thiên nhiên của Trần Nguyễn Vũ Hoàng. (Ảnh: PV)

Một khóa hướng dẫn chữa lành bằng tắm âm thanh và kết nối thiên nhiên của Trần Nguyễn Vũ Hoàng. (Ảnh: PV)

Người trẻ và con đường chữa lành... trái tim

Sống giữa một thế hệ mà không ít bạn trẻ luôn cảm thấy cô đơn, nhiều người trẻ đã tìm cho mình những lối đi khác, những phương pháp để tự chữa lành những vết thương bên trong, cũng đồng thời tìm ra phương hướng cho một công việc mới, hỗ trợ chữa lành thân - tâm - trí cho người khác.

Có những bạn trẻ đã sáng lập ra các dự án về sức khỏe vật lý và tâm lý để hỗ trợ cộng đồng, trong khi đó, nhiều người trẻ khác miệt mài học hỏi, tìm kiếm ra những công cụ hiệu quả nhằm giúp đem lại sự khỏe mạnh từ thân thể đến tâm hồn. Có nhiều công cụ có thể kể đến như các phương pháp trị liệu liên quan đến ăn uống, thanh lọc, các phương pháp thiện tập, yoga từ cổ điển đến hiện đại...

Một trong những người trẻ được biết đến trong lĩnh vực này là Dương Huyền Thanh (Thanh Duong). Thanh là giáo viên Nia đầu tiên tại Việt Nam, người điều phối chuyển động biểu đạt, người "chuyển động với trái tim trần" và sáng lập ra Fanpage Crăng Crắc.

Lớn lên tại Thủ đô rồi đặt chân đến những nơi có điều kiện sống khác nhau, dành hàng năm trời ở nơi khó khăn, khắc nghiệt trên mảnh đất Việt Nam cũng như trên thế giới, Dương Huyền Thanh đã nhận ra được “chìa khóa” cho niềm hạnh phúc bền vững chính là sức khỏe thân - tâm - trí. Giữa rất nhiều bộ môn làm việc với cơ thể từng tiếp xúc, Nia là công cụ mà cô tâm đắc, thực hành sâu và mong muốn chia sẻ với mọi người trên con đường hướng tới sự phát triển toàn diện. Thanh chính thức trở thành giáo viên đầu tiên mang Nia về Việt Nam sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo được chứng nhận bởi trụ sở Nia quốc tế tại Mỹ.

Thanh từng sáng lập dự án “The Mirror”, từng là cộng tác viên của Trị liệu Múa/Chuyển động Việt Nam (VDMT); và tổ chức nhiều workshop, lớp học, retreat liên quan tới Múa/Chuyển động Biểu đạt và Nia từ không gian thành phố đến làng quê, núi rừng. Thanh chia sẻ: “Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều làm nghề y, từ nhỏ đến hết cấp 2 đi trực cùng mẹ nên coi bệnh viện như “ngôi nhà thứ hai”, mình sớm ý thức được sự tồn tại của bệnh tật và những hệ quả của nó với người bệnh cũng như người thân của họ. Cũng từng trải qua giai đoạn sức khỏe yếu kém, cũng từng trải qua những đổ vỡ, tổn thương, đi nhiều nơi, học hỏi nhiều phương pháp chữa lành, mình nhận ra rằng, Nia và chuyển động biểu đạt là hai phương pháp rất thích hợp cho người trẻ Việt Nam hiện nay. Nia kết hợp tinh thần của 9 bộ môn: sự chính xác từ võ thuật, sự biểu đạt từ nhảy múa, sự tự phục hồi từ Yoga và các phương pháp chăm sóc, rèn luyện cơ thể khác cho sức khỏe toàn diện, dựa trên nền tảng chuyển động và chánh niệm. Chuyển động biểu đạt là phương thức sử dụng âm nhạc, chuyển động, tạo ra âm thanh… để tự do khám phá những góc cạnh khác nhau của bản thân, học cách giải phóng những cảm xúc bị đè nén; khơi thông sự sáng tạo, tự tin, tình yêu với bản thân; trở về kết nối sâu hơn với chính mình, mọi người và cuộc sống xung quanh”.

Một phương pháp được nhiều người trẻ chọn lựa hiện nay là tạo dựng một cộng đồng sống lành mạnh, trở về với thiên nhiên, dùng năng lượng của thiên nhiên để xoa dịu tâm hồn, chữa lành tổn thương. Những liệu pháp như “Nature Quest” (hỏi đáp cùng thiên nhiên), tắm rừng, ôm cây, nối đất, tắm âm thanh... được học hỏi từ nhiều nước trên thế giới, đã được nhiều người trẻ Việt sử dụng một cách hiệu quả trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, xoa dịu tổn thương từ bên trong.

Trần Nguyễn Vũ Hoàng, một trong những người trẻ sáng lập Bản Yên Retreat - nông trại nhỏ theo hướng dùng thiên nhiên để chữa lành ở Lâm Đồng chia sẻ: “Xuất phát từ việc nhận ra những đứt gãy, đổ vỡ đang diễn ra trong đời sống chính mình và những người chung quanh, mình và các bạn cùng chí hướng đã tạo ra một nông trại nhỏ, cùng nhau thực tập một đời sống lành mạnh, tôn trọng tự nhiên, kết nối sâu sắc với thiên nhiên. Nông trại nhỏ của mình cũng là nơi những ai có vấn đề về tâm trí, có những vết thương tâm hồn hay có những mong muốn phục hồi sức khỏe tìm đến “trú ẩn”. Từ những kiến thức mình học được về tâm lý trị liệu thông qua thầy mình là một thiền sư nổi tiếng, cùng với việc kinh qua các khóa huấn luyện nhiều phương pháp trị liệu từ Ấn Độ, kết hợp lối sống lành ở nông trại, nhiều bạn trẻ cũng đã tìm lại được sự bình an trong tâm hồn, giúp cho cả thể chất và tinh thần được ngơi nghỉ, trở nên khỏe hơn, mạnh mẽ hơn”.

Có thể nói, chữa lành đang là một xu thế phát triển mạnh từ thế giới đến Việt Nam. Tuy rằng, đó đây vẫn có những mặt trái, những điều không hay từ những người mượn danh nghĩa sự chữa lành để trục lợi, nhưng những phương pháp giúp thân - tâm - trí khỏe mạnh luôn là điều mà thế hệ trẻ hiện nay đang cần, đang tìm kiếm. Chính vì thế, những người trẻ nỗ lực trên con đường chữa lành cho chính mình chính là những người dũng cảm, đáng để trân trọng, động viên.

Đọc thêm

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”

Những hình ảnh ấm áp của hành trình thiện nguyện “Sống yêu thương”
(PLVN) -  Chương trình thiện nguyện của Ban Doanh nhân Pháp luật - Báo Pháp luật Việt Nam - đã kết thúc tốt đẹp nhưng những cảm xúc bồi hồi vẫn còn đọng lại trong những người tham gia chương trình. Nhiều hình ảnh rưng rưng vẫn còn được lưu giữ, như nhắc nhở chúng tôi phải luôn tâm niệm “Sống yêu thương”...

Sức khỏe tinh thần, xin đừng bỏ qua!

Tinh thần lạc quan, tích cực có tác dụng lớn với con người. (Ảnh minh họa - Nguồn: leep.app)
(PLVN) - Sức khỏe về tinh thần quan trọng không kém thể chất. Một người muốn sống lành mạnh, hạnh phúc, cần cân bằng giữa việc rèn luyện cả bên trong và bên ngoài.

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía

Khánh thành di tích lịch sử văn hoá Đình làng Tía
(PLVN) - Sáng ngày 31/3/2024, thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành Đình làng Tía. Đây là ngôi Đình được xây dựng từ lâu đời, nơi thờ thành hoàng làng và những người có công khai phá xây dựng và bảo vệ làng xóm.

“Tháng 3 giỗ mẹ” - tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh. (ảnh: Báo Công luận)
(PLVN) - Từ sâu thẳm trong tâm thức văn hóa dân gian, hàng trăm năm nay, khắp trong Nam, ngoài Bắc, Nhân dân ta luôn có sự ngưỡng vọng, gửi gắm niềm tin ở Mẫu Liễu Hạnh - Mẫu nghi thiên hạ - người mẹ của muôn dân. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?

Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo.
(PLVN) - Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni. Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử đứng thị giả ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng đứng thị giả ở bên phải.