Khi người thân là nơi “trút giận”

 Nhiều người đang xem người thân là nơi “trút giận”. (Ảnh minh họa )
Nhiều người đang xem người thân là nơi “trút giận”. (Ảnh minh họa )
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Niềm nở với người ngoài, hành xử văn minh trong xã hội, nhưng một số người lại đang coi người thân của mình là nơi “trút giận”.

“Sống thật” tại gia đình?

Mới đây, dư luận xôn xao trước bài viết của một cô gái là con một nhà phê bình nghệ thuật khá có tiếng. Trong bài viết, cô gái tên U.L. kể những kí ức của mình về người cha, một người đàn ông có danh vọng trong xã hội. Nhưng trong gia đình, người cha ấy lại đánh đập vợ không biết xót thương.

Từ nhỏ, cô gái đã chứng kiến người cha bạo hành mẹ, thờ ơ trong việc chăm sóc gia đình, chỉ việc đi làm về và hưởng thụ sự chăm sóc của vợ con, kể cả lúc vợ bụng mang dạ chửa cũng không đỡ đần việc chăm sóc con cái. Người cha thậm chí chưa từng đón con, không biết con mình học lớp mấy và còn qua lại sống chung với người phụ nữ khác khi chưa ly hôn.

Cũng trong bài viết, cô gái trẻ kể rằng, theo lời kể của bạn bè cha, cha cô gái trong mắt họ là một người rất “dễ nói chuyện”, một người lịch sự, mềm mỏng, chưa to tiếng với ai. Trên mạng xã hội, người cha cũng có tiếng là một chuyên gia uyên bác, một người có lối sống sâu sắc, tinh tế, lịch lãm, chuẩn mực. Và cô con gái nghĩ rằng, có lẽ bao nhiêu điều hay ho, tốt đẹp trong cư xử ông đã dành hết cho người ngoài. Còn vợ và con là nơi ông trút bao bực dọc, ấm ức, ẩn ức và phần xấu xí nhất trong con người mình.

Thực tế, trong cuộc sống có không ít trường hợp như thế: Ngoài xã hội là người trí thức, mẫu mực, được ngưỡng mộ, nhưng đối với người nhà lại vô trách nhiệm, ích kỉ, tệ bạc. Không chỉ đàn ông, cũng không thiếu những người phụ nữ rất “siêng” ăn diện, luôn đăng những bức ảnh gia đình hạnh phúc, cuộc sống đủ đầy, nhưng thực tế chỉ thỏa mãn những thú vui của bản thân, không màng nuôi dạy con, chăm sóc, vun vén gia đình.

Từng có một nữ “chuyên gia tâm lý” nổi tiếng trên mạng bị “bóc phốt” rằng trong khi nói nhiều lời hay ý đẹp trên mạng xã hội, tháo gỡ những vướng mắc tâm lý, an ủi người khác, thì chính chồng con lại bất mãn với chị vì không trân trọng hạnh phúc gia đình, luôn chạy theo những lời tán tụng và danh vọng hão huyền.

Gây tổn thương cho người nhà

Khó kể hết những tổn thương mà người thân phải chịu khi những người “đáng ngưỡng mộ” ngoài xã hội ấy lại đối xử tệ với gia đình. Như cô gái U.L., con của nhà phê bình nghệ thuật nói trên, trong bài viết của mình cô đã chia sẻ đến nay vẫn phải chữa trị tâm lý. Như cách cô nói “cuộc đời của tôi đã bị huỷ hoại”. Huỷ hoại bởi phải chứng kiến sự bạo hành về thể xác của cha đối với mẹ; bị chính cha mình thờ ơ, ghẻ lạnh, bạo hành tinh thần. Và còn bởi thường xuyên phải chứng kiến người cha sống một cuộc đời “hai mặt”, vui vẻ, hiền hoà với người ngoài nhưng tàn nhẫn với vợ con.

Chị L.M.H., một nạn nhân của bạo lực gia đình cũng kể rằng, đã có thời chị tự trách mình rất nhiều. Chị nghĩ bản thân mình phải tệ lắm, đáng trách lắm, đến nỗi chồng mình ra ngoài xã hội hào hoa, lịch lãm như thế, được đồng nghiệp, học trò hết sức yêu mến, mà cứ trở về nhà là bộc phát cơn cuồng nộ, hành hạ vợ. Có lúc chị đã nghĩ đến chuyện tự sát để “giải thoát” cho chồng. Sau này, khi tìm đến sự tham vấn của bác sĩ tâm lý, chị mới hiểu ra rằng chị là nạn nhân chứ không phải thủ phạm, chị đáng thương chứ không hề đáng trách và hành vi bạo hành, đối xử tệ bạc của chồng đối với chị xuất phát từ tâm lý lệch lạc của người chồng chứ không phải vì chị “đáng ghét”. Từ đó chị mới mạnh dạn đấu tranh, rời xa người chồng xấu tính, làm lại cuộc đời.

Một nội dung quan trọng trong Bộ tiêu chí ứng xử gia đình do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành là văn hóa ứng xử trong tình yêu hôn nhân, trong đời sống vợ chồng. Theo Bộ tiêu chí, tình nghĩa vợ chồng có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai bởi sự thông hiểu sâu sắc nhau, sự nhường nhịn, săn sóc nhau, sự đáp ứng nhu cầu của nhau và sự bù đắp những thiếu thốn, hẫng hụt cho nhau lên tới mức hoàn hảo gắn bó khăng khít. Tới mức độ đến một lúc nào đó không gì và không ai có thể thay thế.

Cạnh đó, trong mối quan hệ cha mẹ và con cái, Bộ tiêu chí chỉ ra rằng, nghĩa vụ và quyền lợi của cha mẹ với con cái xuất phát từ lợi ích tinh thần, tình cảm thiêng liêng và gần gũi giữa cha mẹ và con trên nền tảng đạo lý được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Theo quy định của pháp luật nước ta, Luật Hôn nhân và Gia đình, Điều 36 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo cho việc học tập và giáo dục để giúp con phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”.

Có thể thấy, với mỗi một người, mối quan hệ thiêng liêng, ràng buộc nhất đó là quan hệ “người nhà”, là nghĩa vợ chồng, tình cảm cha mẹ và con cái. Người cần được yêu thương, trân trọng, đối xử tử tế đầu tiên luôn luôn phải là người nhà.

Đem tình thương đi ban phát, nhưng lại bỏ rơi, tệ bạc với người thân, cũng có nghĩa là đã xem thường mái ấm, xô đổ tình thân, gây tổn thương cho những người yêu thương mình.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm 'Nghệ thuật Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết'

Triển lãm 'Nghệ thuật Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết'

Triển lãm “Nghệ thuật SEN VIỆT 2023 – VẺ ĐẸP THUẦN KHIẾT” mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thông qua đây thêm yêu cuộc sống, yêu con người, vượt qua mọi hoàn cảnh, lấy sức mạnh và yêu thương làm người bạn, người đồng hành thuần khiết, tô bồi bao ước vọng tương lai tốt đẹp.

Đọc thêm

Sống nhàn để rong chơi

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Trước hết cần nói ngay rằng sống nhàn để hạnh phúc không có nghĩa là lối sống chối bỏ thực tại, lười biếng, thích hưởng thụ mà là một cách cân bằng trong đời sống vốn nhiều áp lực, xô bồ, tranh đua…

Lần đầu ra mắt Sách trắng về tôn giáo: Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật

 Ban Tôn giáo Chính phủ trao tặng cờ Tổ quốc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại lễ kỷ niệm 39 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2020. (Ảnh phatgiao.org.vn.webp)
(PLVN) - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946 và các bản Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau này luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, trong đó có thành tựu đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Lan tỏa lắp đặt tranh đạo đức học đường tại trường học

Niềm vui của thầy giáo và các em học sinh khi đón nhân các bức tranh giáo dục đạo đức học đường
Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang, chùa Viên Quang, huyện Nam Đàn (Nghệ An) phối hợp với một số trường tiểu học và THCS tại huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, TX.Cửa Lò đã lắp đặt hàng trăm tấm tranh đạo đức học đường trong lớp học và khuôn viên trường học vào các ngày từ 10-14/3 vừa qua.

Pháp viện Minh Đăng Quang: Nơi nắm giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Toàn cảnh pháp viện Minh Đăng Quang. (Ảnh: vnexpress.net)
(PLVN) -  Tại TP HCM, những ai yêu mến đạo Phật có lẽ không còn lạ lẫm với chốn thiêng Pháp viện Minh Đăng Quang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa rộng lớn với kiến trúc độc đáo và ấn tượng bậc nhất TP HCM mà còn là chùa thiêng nắm giữ 4 kỷ lục Việt Nam.

Người trẻ “chạy trốn” tình yêu

 Tự chủ về kinh tế giúp cuộc sống độc thân trở nên dễ dàng hơn. (Nguồn: Nguyệt Hằng)
(PLVN) - Tình yêu vốn là khao khát mà rất nhiều người hướng đến. Họ coi đó là “gia vị”, giúp cho cuộc sống tẻ nhạt thường ngày trở nên lãng mạn, thi vị hơn. Tuy nhiên, hiện nay, có những người trẻ lại trốn tránh tình yêu, để hướng đến đời sống độc thân vui vẻ...

Cho những cuộc chia ly

Ảnh minh họa - Internet
(PLVN) - Dẫu không phải ai cũng vượt qua được những tổn thương trong đời, không ai mong muốn những tan vỡ bỗng một ngày ập đến! Thế nhưng...

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia

Kỷ niệm ngày Đức Phật xuất gia
(PLVN) -  Ngày lễ kỷ niệm Phật xuất gia là ngày kỷ niệm sự hy sinh cao cả nhất, vĩ đại nhất, có một không hai trong lịch sử loài người. Bởi nếu không có ngày này thì sẽ không có ngày Đức Phật thành đạo, không có sự xuất hiện của bậc toàn giác Phật Thích Ca Mâu Ni sau này.

Trị liệu tâm lý bằng văn hóa bản địa

Trị liệu tâm lý bằng văn hoá bản địa phổ biến hơn trên thế giới.
(PLVN) -  Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, trị liệu tâm lý cũng cần phải tính đến yếu tố văn hóa để đạt được hiệu quả và mục tiêu cuối cùng là chữa lành cho những tổn thương tinh thần của người bệnh.

Khi người trẻ quay về với… “cơm nhà”

Ảnh minh họa
(PLVN) - Khi thế giới đồ ăn nhanh đang ngày càng phát triển, người trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn ngày xưa. Tuy nhiên, có những gen Z lại mang trong mình niềm yêu thích “lạc hậu”, quay trở về với những món ăn dân dã mang đậm hơi thở quê hương Việt Nam.

Không nhìn lỗi người

Không nhìn lỗi người
 - Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác. Tuy rằng cũng vâng lời nhưng ít người biết tại sao phải như vậy. Thật ra đó chính là một pháp tu rất vi diệu, đem lại rất nhiều lợi ích trong sự tu tập, cho sự thành tựu đạo quả.

Đừng lợi dụng lòng tốt

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Xã hội chúng ta có nhiều người giàu lòng trắc ẩn, sẵn sàng sẻ chia, cứu giúp những hoàn cảnh éo le, khó khăn theo một đạo lý truyền thống: “Thương người như thể thương thân”. Nhưng ngược lại, không ít người lại lợi dụng đạo lý tốt đẹp này để hưởng lợi cho mình.

Khi giới trẻ “Nuôi em”

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Với 150.000 đồng hằng tháng, thay vì ăn một bữa ăn hay xem một bộ phim, nhiều bạn trẻ đã dùng số tiền đó để nuôi một em bé bằng da, bằng thịt. Chuyện thật tưởng như đùa đó lại đang được hiện thực hoá thông qua dự án “Nuôi em” – nơi chắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng cao đến trường.

Chuẩn bị dát vàng tượng Phật chùa Thanh Lương

Chuẩn bị dát vàng tượng Phật chùa Thanh Lương
(PLVN) - Với ý nghĩa tạo duyên lành cho tất cả mọi người được tự tay tô điểm tượng Phật, đây là “Nhân” dẫn đến “Quả” là dung mạo tú lệ cho đời sau (theo kinh Phật), chùa Thanh Lương – cổ tự nghìn năm thuộc thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh sẽ tổ chức dát vàng tượng Phật vào ngày 26/2 (7/2 âm lịch).

Tu bổ, phục hồi di tích quốc gia chùa Đọi Sơn

Tu bổ, phục hồi di tích quốc gia chùa Đọi Sơn
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn, (chùa Long Đọi Sơn), tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Đời là một vòng quay

Đời là một vòng quay
(PLVN) -  “Vừa mấy ngày Tết, lại đếm Rằm tháng Giêng”. Ai đó thốt lên tiếc nuối những ngày đầu Xuân trôi nhanh quá. Thời gian tháng Giêng quả là trôi nhanh, vội vã, như nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Xuân đang đến nghĩa là Xuân đang qua”.

Đừng để cha mẹ cô đơn

Đối với cha mẹ tuổi xế chiều, không niềm vui nào bằng được con cháu quan tâm, yêu thương, săn sóc. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ngày càng nhiều người già phải cô đơn trong ngôi nhà của chính mình do hoàn cảnh con cái phải đi làm ăn xa, hoặc do sự thờ ơ của chính những người con mà họ đã vất vả sinh dưỡng.