Khi người lớn… “khó nói”

Khi giáo dục giới tính luôn được xem là nhạy cảm. (Ảnh minh họa)
Khi giáo dục giới tính luôn được xem là nhạy cảm. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khảo sát gần 7.800 học sinh lớp 8-12 (tương ứng trẻ 13-17 tuổi) của 81 trường học cho thấy có 13% trẻ cảm thấy cô đơn hầu hết thời gian hoặc luôn luôn cô đơn. Gần 7% thường xuyên cảm thấy lo lắng. Khi người lớn còn đang “khó nói” hoặc ngó lơ về sex thì nhiều bạn tuổi ô mai đã “vượt rào”…

Sex trước tuổi 14 tăng gấp đôi

Vừa qua, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam công bố “Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019”. Khảo sát gần 7.800 học sinh lớp 8-12 (tương ứng trẻ 13-17 tuổi) của 81 trường học cho thấy có 13% trẻ cảm thấy cô đơn hầu hết thời gian hoặc luôn luôn cô đơn. Gần 7% thường xuyên cảm thấy lo lắng.

TS Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho hay, cuộc khảo sát triển khai tại 21 tỉnh với hơn 7.700 học sinh tham gia, cung cấp số liệu về yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh không lây nhiễm cũng như các bệnh khác. Số học sinh tham gia khảo sát đều từ lớp 8-12 (tương ứng trẻ 13-17 tuổi) của 81 trường.

Đáng lưu ý, thông tin từ nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp 2 lần, từ 1,45% (năm 2013), tăng lên 3,51% (năm 2019).

Mới đây, mạng xã hội râm ran câu chuyện một bà mẹ nổi tiếng đăng đàn câu chuyện cảnh tỉnh các bậc phụ huynh về việc cần phải kiểm tra, giám sát tài khoản Facebook của con. Vì theo người mẹ này, khi kiểm tra đã phát hiện “ối thứ bất ngờ”. Điều đáng nói, vị phụ huynh này đã chụp màn hình điện thoại của con có nội dung hình ảnh nhạy cảm đưa lên mạng xã hội kèm thông báo “đập nát 2 điện thoại” khi phát hiện sự việc.

Nhiều phụ huynh cho rằng, cách ứng xử của người mẹ trong câu chuyện kể trên đã vô tình ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con. “Tốt khoe, xấu che”, để con không xấu hổ với bạn bè mới là việc phụ huynh nên làm trong quá trình giáo dục con cái.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục - ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), khi con đến tuổi dậy thì có nhu cầu tìm hiểu về cơ thể, tâm sinh lí là chuyện bình thường. Phụ huynh phát hiện con xem phim “người lớn” không nên đưa lên mạng xã hội, vì sẽ khiến tâm lý của con bị ảnh hưởng.

“Bây giờ phải nói như thế này, vấn đề nào của con người thì chúng ta nên chấp nhận đấy là vấn đề của con người. Việt Nam của chúng ta trước đây toàn là sợ nói về những điều rất con người như tình dục vì sớm quá sợ con hư hay về tiền vì sợ các con thực dụng, đấy là một quan niệm rất sai lầm bởi bây giờ cuộc sống đã thay đổi.

Trước đây, Việt Nam chúng ta quan niệm “gái thập tam, nam thập lục”, con gái 13 tuổi, con trai 16 tuổi mới dậy thì. Tuy nhiên, hiện tại dinh dưỡng, văn hoá xã hội mọi thứ tốt hơn thì nó khiến các em dậy thì sớm. Bây giờ việc dậy thì là liên quan đến bản chất, còn bản năng thì các con sẽ phải quan tâm đến các vấn đề về cơ thể của người khác giới, về tình dục, mang thai… và đương nhiên các con sẽ tò mò”, TS Trần Thành Nam khuyên phụ huynh nên bình tĩnh, không lên làm lớn chuyện khi phát hiện con tìm hiểu các nội dung nhạy cảm.

Khi phát hiện con đã trót xem phim “người lớn”, hình ảnh của các cô gái “mát mẻ” phụ huynh không nên làm toáng lên kiểu: đập điện thoại, đánh mắng om sòm, cấm dùng máy tính… Đưa chuyện của con lên mạng xã hội là điều đặc biệt cấm kị. Bởi trên đó, có hàng nghìn người ấn nút “like”, bình luận sẽ gây áp lực tâm lý, khiến trẻ xấu hổ, tự ti, thu mình và có khoảng cách với cha mẹ. Nhất là trẻ ở độ tuổi “xanh chín” sẽ có những phản ứng tiêu cực.

Trước đây có những em tự tử vì những chuyện lãng nhách như: hôn bạn trai bị quay clip tung lên mạng, bị nghi ngờ lấy trộm 50 nghìn đồng… Nếu những tình huống đó xảy ra trong một nhóm kín, các em có cơ hội giãi bày sẽ không dẫn đến chuyện đáng tiếc kể trên.

Trưởng thành là điều không của riêng ai

Phim học đường ở một số nước phương Tây phổ biến với khán giả Việt Nam gần đây (Mỹ, Tây Ban Nha) sử dụng yếu tố tình dục nhiều, thậm chí đậm đặc, nhưng hầu như chỉ Sex Education chú trọng lồng ghép giáo dục giới tính. Mùa đầu tiên của Sex Education ra mắt năm 2019 được đông đảo khán giả quan tâm nhờ kịch bản nhẹ nhàng, với những lát cắt cuộc sống và chủ đề phòng the nhưng không hề tạo cảm giác thô tục. Nhiều chuyên gia nhận định vai trò của loạt phim là hành trang về tình dục cần thiết cho giới trẻ bước vào đời.

Mới nhất, Sex Education 3 tuyệt nhiên không có sự phân biệt giữa nhân vật chính và nhân vật phụ, mọi câu chuyện của từng cá nhân đều được các nhà làm phim trân trọng. Thậm chí những nhân vật mà ở mùa trước, hoặc khiến ta hiểu lầm về họ hoặc họ không quá nổi bật thì tới mùa 3, họ cùng vươn lên để trở thành người kể chuyện chính. Đơn cử như Ruby với tính cách “chảnh chọe” ngày nào nay đã dễ thương hơn khi trút bỏ vẻ ngoài khó gần để cởi mở và bộc lộ những nét tính cách mà ta chưa từng thấy.

Chính sự trân trọng đó giúp phim mở ra một xã hội thu nhỏ với những con người có các cá tính không trộn lẫn, không khuôn mẫu, khiến người xem như bắt gặp chính mình ở đâu đó trong mỗi nhân vật để rồi đồng cảm và học được điều gì đó từ phim. Tại Việt Nam, một số bậc cha mẹ tìm xem Sex Education như một bổn phận để hiểu thêm về thế hệ của con và qua đó, trò chuyện cùng con hiệu quả hơn.

Nhiều phụ huynh vỡ lẽ, những tò mò về bản thân, những khát khao tìm hiểu về giới tính, những đụng chạm tuổi mới lớn cũng là điều mà chính họ trước đây cũng không thể chia sẻ với ai. Khi tất cả đều mặc nhiên xem như điều xấu, không nói, không hỏi, dẫn tới tỷ lệ phá thai ở Việt Nam luôn ở tốp đầu. Không đứa trẻ nào được giáo dục kỹ lưỡng về giới tính, về phòng tránh thai, hay đến khi nào, đến độ “chín” nào của tình yêu thì sex có thể xảy ra? Chứ không phải là sự mặc nhiên, cẩu thả khi chưa thực sự hiểu về tình yêu!

Thực tế, Sex Education chỉ dành cho người trên 18 tuổi tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Một số quốc gia như Pháp, Đức hay Ý thì giới hạn trên 16 hoặc 14 tuổi.

Thạc sĩ Hoàng Tú Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Sáng kiến sức khỏe và dân số (CCIHP) nhận định, những năm gần đây, các nghiên cứu về trải nghiệm tình dục của vị thành niên và thanh niên tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào bạo lực, quấy rối, xâm hại tình dục. Giáo dục giới tính tại Việt Nam vẫn chưa được coi là môn học chính thống trong toàn bộ các cấp học. Nhiều trường học thực hiện giáo dục giới tính là do lo lắng về các hệ lụy liên quan tới sinh sản, chứ không coi giáo dục giới tính là phần thiết yếu trong giáo dục phát triển con người, giáo dục làm người.

Do đó, để có thể tận dụng nguồn thông tin từ phim ảnh hiệu quả, cha mẹ cần trang bị cho con các kỹ năng về tìm kiếm, sàng lọc thông tin trước, cùng với con xác định các giá trị sống, đặc biệt là các giá trị liên quan tới các vấn đề giới tính và thỉnh thoảng cùng kiểm tra lại các giá trị này. Điều cha mẹ cần biết là thái độ còn quan trọng hơn kiến thức. Với thời đại 4.0, con cái có thể tự tìm kiến thức mà không cần học từ cha mẹ. Sự cởi mở của cha mẹ về vấn đề giới tính, sự quan tâm và tôn trọng với các giá trị của con mới là thứ con cần.

Thạc sĩ Hoàng Tú Anh cho rằng: “Sex Education là một phim rất hay và nên xem vì đưa ra những bàn luận rất cởi mở và cụ thể về nhiều khía cạnh của tình dục. Tuy nhiên, phim được sản xuất trong một bối cảnh cụ thể là trường trung học ở Anh và có nhiều điểm khác với Việt Nam. Điều này có thể khiến vị thành niên và thanh niên Việt Nam cảm thấy bối rối hoặc ngộ nhận khi xem phim.

Bởi thế, theo TS Nguyễn Thành Nam, các bậc phụ huynh nên chủ động giáo dục giới tính cho con từ sớm. Ví dụ mua nhiều sách vở có nội dung giáo dục giới để ở những góc con dễ tiếp cận. Những cuốn sách đó mình đã lựa chọn, nội dung có ý nghĩa cung cấp cho con kiến thức bổ ích. Sau đó, quan sát con tìm hiểu và nói chuyện với con một cách thoải mái về chủ đề này rằng nhu cầu tìm hiểu về giới là bình thường.

Tuy nhiên, một số clip hay hình ảnh trên mạng không hẳn đúng đắn về tình yêu, tình cảm khác giới. Đối với những mối quan hệ tình dục, con cần phải trưởng thành và có thời gian để tìm hiểu về đối phương, có cam kết về trách nhiệm. Chỉ cho con thấy hậu quả nếu “làm bừa” sẽ dẫn đến chuyện có thai ngoài ý muốn, các bệnh lây qua đường tình dục… Thậm chí, có những trẻ quan hệ tình dục sớm ở ngoài sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc ra sao…

Chưa đến 30% bố mẹ đồng hành cùng con!

PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Y tế công cộng, đại diện nhóm nghiên cứu “Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019” cho biết: Số liệu được thu thập trước khi dịch COVID-19 xảy ra, tuy nhiên đã có 13% trẻ cảm thấy cô đơn hầu hết thời gian hoặc luôn luôn cô đơn. Gần 7% thường xuyên cảm thấy lo lắng. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ nghiêm túc xem xét việc tự tử trong 12 tháng qua 2 lần khảo sát có giảm nhẹ nhưng trong số 6-7 trẻ thì vẫn còn một trẻ nghiêm túc nghĩ đến việc tự tử trong một năm qua.

Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm bố mẹ đồng hành cùng các con không cao. Tỷ lệ cha mẹ, người giám hộ hiểu các vấn đề lo lắng của con là chưa đến 30%. Chỉ số này cho thấy phụ huynh cần nỗ lực hơn nữa để đồng hành cùng trẻ để biết con đang lo lắng gì, có vấn đề gì. Trẻ ở lứa tuổi này gặp nhiều vấn đề (học hành, yêu đương...). Vì thế, nếu cha mẹ không đồng hành thì có thể trẻ không vượt qua được. Tỷ lệ cha mẹ, người giám hộ biết trẻ đang làm gì trong thời gian rảnh rỗi cũng chỉ khoảng 40%.

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.