Khi người lao động "chảnh", doanh nghiệp tuyển dụng khó

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Qua khảo sát, thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng (Trung tâm DVVL, thuộc Sở LĐ-TB&XH) cho thấy, cơ hội tìm kiếm việc làm rất dồi dào. Tuy nhiên lao động tìm việc có độ "chảnh”, doanh nghiệp gặp khó khăn nên việc tuyển dụng lao động gặp khó.

Lao động có trình độ đại học ít cơ hội việc làm

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm DVVL Lâm Đồng vừa công bố, 10 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có 955 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động với nhu cầu 2.922 vị trí việc làm. Ngược lại, trong 10 tháng, có 2.869 lao động tới trung tâm DVVL Lâm Đồng tìm việc, trong đó có tới 1975 người là nữ, nhiều nhất là lao động phổ thông (915 người). Điều này cho thấy cơ hội việc làm cho lao động nữ rất khó khăn, chứng tỏ thị trường lao động dư thừa nên nhà tuyển dụng lựa chọn lao động là nam giới.

Người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại Trung tâm DVVL Lâm Đồng.

Người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại Trung tâm DVVL Lâm Đồng.

Nhìn ở góc độ cầu – cung cho thấy một số ngành nghề rất khó tìm việc, chẳng hạn như ngành nghề Tài chính đang dư thừa nhiều khi nhu cầu tuyển dụng chỉ 270 lao động nhưng nguồn cung lên tới 621 lao động. Ngược lại, cơ hội tìm kiếm việc làm cao nhất rơi vào ngành dệt may khi cần tới 650 lao động nhưng chỉ có 150 người tham gia tuyển dụng.

Cung - cầu lao động theo các ngành nghề.

Cung - cầu lao động theo các ngành nghề.

Còn nếu phân chia theo nhóm ngành nghề, dịch vụ vẫn là khu vực sôi động, chiếm đa số nhu cầu tuyển dụng cũng như nguồn cung của thị trường lao động. Nhóm ngành nghề công nghiệp xây dựng có nhu cầu tuyển dụng giảm mạnh so với mọi năm.

Khối dịch vụ chiếm ưu thế thị trường lao động Lâm Đồng.

Khối dịch vụ chiếm ưu thế thị trường lao động Lâm Đồng.

Thực trạng đáng báo động đã tồn tại lâu nay của thị trường Lâm Đồng tiếp tục diễn ra trong 10 tháng của năm 2024 đó là lao động phổ thông chiếm ưu thế ở cả cung lẫn cầu, nhà tuyển dụng có xu hướng thích tuyển dụng lao động phổ thông.

Cụ thể, toàn thị trường có 31,9% lao động phổ thông tham gia tìm việc nhưng nhu cầu tuyển dụng chiếm tới 67% toàn thị trường.

Trong khi đó nhóm lao động có trình độ, nhất là trình độ đại học rất khó tìm việc, đang dư thừa. Cụ thể, trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ 6,7% nhưng lao động có trình độ đại học đi tìm việc chiếm tới 25%. Tỷ lệ cung – cầu lao động có trình độ cao đẳng là 9,7% - 4,9%; trình độ trung cấp 20,1% - 10%; công nhân kỹ thuật 13% - 11,3%...

Cơ hội việc làm dồi dào nhưng lao động có độ "chảnh”

Theo khảo sát của Trung tâm DVVL Lâm Đồng, chỉ riêng trong tháng 10/2024, toàn tỉnh có 196 doanh nghiệp tuyển dụng 1.234 vị trí việc làm chưa có người ứng tuyển. Mặc dù qua 10 tháng, số lượng lao động ứng tuyển tương ứng với nhu cầu tuyển dụng (2.869 – 2.922) nhưng vị trí ứng tuyển còn trống rất nhiều cho thấy lao động ở Lâm Đồng có độ "chảnh”: “Đây là những vị trí việc làm nhà tuyển dụng đăng ký tuyển chỉ trong tháng 10/2024 cho thấy công việc đang rất tươi và mới, cơ hội tìm việc rất dồi dào”, ông Hoàng Trọng Vinh- Giám đốc Trung tâm DVVL Lâm Đồng đánh giá.

Hơn 1.000 vị trí tuyển dụng trong tháng 10/2024 chưa có người ứng tuyển cho thấy cơ hội việc làm dồi dào.

Hơn 1.000 vị trí tuyển dụng trong tháng 10/2024 chưa có người ứng tuyển cho thấy cơ hội việc làm dồi dào.

Cũng theo khảo sát của Trung tâm DVVL Lâm Đồng, nhìn chung lao động ở địa phương đều mong muốn có mức lương cao, trong khi doanh nghiệp vẫn đang khó khăn, chủ yếu trả lương ở mức lương 5-10 triệu đồng/tháng.

Thống kê chung thì lao động có mức lương 5-10 triệu đồng ở Lâm Đồng chiếm tới 85%; từ 2,5- 3% lao động có mức lương trên 10 triệu đồng; lao động có mức lương trên 15 triệu đồng rất ít. Khảo sát của Trung tâm DVVL Lâm Đồng cũng cho thấy lao động trẻ không sẵn sàng tham gia tìm việc làm, độ trì trệ tham gia thị trường lao động cao, nhất là nam giới. Điều này cho thấy người lao động chưa ưu tiên làm việc cần trước khi làm việc như mong muốn.

Nhìn chung thị trường lao động Lâm Đồng quý III/2024 có 3 đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp tuyển dụng lao động giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023, nhất là nhóm ngành dịch vụ; nông lâm nghiệp; nhóm công nghiệp xây dựng; dệt may có nhu cầu tuyển dụng tăng. Xét theo trình độ thì nhà tuyển dụng có xu hướng hạn chế tuyển dụng lao động có trình độ, nhất là lao động có trình độ đại học, giảm hơn 50% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy DN vẫn đang khó khăn.

Cơ hội tìm việc làm với lao động nữ ở Lâm Đồng rất khó khăn.

Cơ hội tìm việc làm với lao động nữ ở Lâm Đồng rất khó khăn.

Thứ hai, lao động nữ ít có cơ hội tìm được việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động nam giới tăng lên cho thấy thị trường lao động có sự dư thừa; Thứ ba, lao động nghỉ việc giảm so với cùng kỳ nhưng có hiện tượng lao động nghỉ việc kéo dài, nhất là lao động nữ tăng lên. Hầu hết nữ giới khi được hỏi lý do nghỉ việc đều trả lời vướng bận nhiều lý do như bận chăm sóc gia đình, con cái, muốn làm việc gần nhà…nên khó tăng năng suất lao động nữ, đồng nghĩa với việc giảm cơ hội sử dụng lao động nữ.

Trong những tháng cuối năm, Giám đốc Trung tâm DVVL Lâm Đồng dự báo, cơ bản thị trường lao động Lâm Đồng chưa có chuyển biến mạnh, doanh nghiệp vẫn khó tuyển dụng lao động do mức lương doanh nghiệp chi trả chưa tương xứng với thị trường lao động phi chính thức. Cụ thể, ở thị trường phi chính thức, người lao động có thể nhận thu nhập 250 ngàn đồng/ngày, được miễn phí cơm trưa, được chủ động trong công việc, còn mức lương chung doanh nghiệp có thể chi trả dưới 200 ngàn đồng/ngày.

Lao động phổ thông có cơ hội tìm được việc làm cao hơn lao động có trình độ.

Lao động phổ thông có cơ hội tìm được việc làm cao hơn lao động có trình độ.

Để hội nhập thị trường lao động, lãnh đạo Trung tâm DVVL Lâm Đồng cho rằng cần triển khai đồng bộ một số giải pháp. Trước tiên cần thông tin rộng rãi bản tin thị trường lao động được Trung tâm DVVL Lâm Đồng xây dựng để tăng kết nối giữa người sử dụng lao động với người lao động. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp nên xem xét tăng thu nhập cho người lao động để dễ dàng tuyển dụng lao động. Về phía người lao động, nhất là lao động trẻ, lao động có trình độ cần thay đổi để thích ứng với thị trường lao động hiện nay, đó là làm cái mình cần trước khi làm cái mình muốn; người lao động cần ưu tiên có việc làm, cần thu nhập trước khi cần việc làm lương cao.

Tin cùng chuyên mục

TP Hạ Long tổ chức hội thảo thúc đẩy kinh tế Di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TP Hạ Long tổ chức hội thảo thúc đẩy kinh tế Di sản trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PLVN) - Ngày 26/12, tại TP Hạ Long, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long phối hợp với Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản của thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo có sự tham gia của 300 đại biểu là lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và của Tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Đọc thêm

Quảng Nam đã tinh giản gần 6.400 biên chế

Quảng Nam đã tinh giản gần 6.400 biên chế
(PLVN) - Thực hiện Nghị Quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), tỉnh Quảng Nam đã tinh giản 6.393 biên chế trong toàn hệ thống chính trị (đạt tỷ lệ tinh giản 15% biên chế công chức và 20% biên chế viên chức), đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Hiệu quả tích cực từ chính sách tín dụng cho người hoàn lương tại Thừa Thiên Huế

Cán bộ NHCSXH và Công an huyện Phú Vang kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo Quyết định 22.
(PLVN) - Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, ngày 17/8/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực phối hợp với công an, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tập trung rà soát, bình xét đối tượng có nhu cầu để hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời vốn vay.

Cháy nhà rông ở Kon Tum

Căn nhà rông bị thiêu rụi hoàn toàn.
(PLVN) - Một căn nhà rông tại thôn Kon Jong, xã Ngọk Réo (huyện Đăk Hà, Kon Tum) đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn, ước tính thiệt hại khoảng 56 triệu đồng.

Huyện biên giới Ngọc Hồi: Những bước tiến vững chắc, đồng bộ

Lãnh đạo huyện Ngọc Hồi động viên lực lượng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(PLVN) - Với tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân huyện Ngọc Hồi chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, giành những thành tựu mới. Diện mạo trên vùng đất ngã ba biên giới khởi sắc; đã và đang tập trung “cán đích” nhiều chỉ tiêu trong nhiệm kỳ, tạo tiền đề thực hiện những nhiệm vụ mới cao hơn.

Kỷ luật chủ tịch xã đánh vợ

Bà Đ.T.K.Th cung cấp hình ảnh sau khi bị chồng đánh.
(PLVN) - Ủy ban kiểm tra Huyện ủy Châu Thành (tỉnh Long An) mới mời bà Đ.T.K.Th. (40 tuổi, ngụ xã Hiệp Thạnh) thông báo kết quả xử lý kỷ luật đối với ông Nguyễn Quốc Thới (nguyên Chủ tịch UBND xã Phú Ngãi Trị, chồng bà Th.).