Khi nào Hà Nội thực hiện tuyển sinh mầm non, đầu cấp?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các trường mầm non, tiểu học, THCS ở Hà Nội sẽ thực hiện tuyển sinh trực tuyến  từ 1/7 đến ngày 9/7.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị chuẩn bị và tổ chức triển khai công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2024-2025.

Phương thức tuyển sinh, năm học này, Hà Nội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định và sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.

Đối với các trường THCS được UBND TP công nhận là trường chất lượng cao sẽ tuyển sinh lớp 6 không theo tuyến. Nếu số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu thì các trường thực hiện phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá năng lực và căn cứ vào điểm tuyển sinh để xét tuyển.

Phương thức xét tuyển sẽ căn cứ theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở cấp tiểu học và diện ưu tiên của học sinh, các trường THCS xây dựng phương án xác định Điểm xét tuyển của học sinh. Điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10.

Phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực: ĐTS = Điểm xét tuyển + Điểm kiểm tra (tính hệ số 2).

Căn cứ theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở cấp tiểu học và diện ưu tiên của học sinh, các trường THCS xây dựng phương án xác định Điểm xét tuyển của học sinh. Điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10;

Điểm mỗi bài kiểm tra đánh giá năng lực tính theo thang điểm 10; điểm kiểm tra là tổng điểm các bài kiểm tra đánh giá năng lực; Nội dung kiểm tra chủ yếu nằm trong chương trình lớp 5;

Hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc trắc nghiệm kết hợp với tự luận, trong đó đảm bảo yêu cầu bốn cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao;

Thời gian làm bài tối đa 60 phút/bài kiểm tra; Môn kiểm tra, đánh giá năng lực và thời gian tổ chức: Các trường đề xuất môn kiểm tra, đánh giá năng lực và thời gian tổ chức hợp lý, báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt.

Về thời gian tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường mầm non, tiểu học, THCS phải hoàn thành việc cấp mã tuyển sinh cho cha mẹ học sinh trước 31/5.

Đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS tuyển sinh theo tuyến sẽ thực hiện từ 1/7 đến ngày 9/7. Cụ thể, tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1 từ 1/7 - 3/7; tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào mầm non từ ngày 4/7 - 6/7; Tuyển sinh vào lớp 6 từ ngày 7/7 - 9/7.

Sau khi hết thời gian tuyển sinh trực tuyến, phụ huynh có thể đến trường đối chiếu hồ sơ tuyển sinh trực tiếp từ ngày 13/7 - 18/7.

Các trường tư thục ở Hà Nội có thể tuyển sinh ngay sau khi kết thúc năm học 2023-2024, từ ngày 1/6 đến hết ngày 12/7.

Trường hợp tuyển sinh bằng hình thức trực tuyến, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể đối chiếu hồ sơ tuyển sinh tại trường đăng ký tuyển sinh từ khi nhận được thông báo đăng ký tuyển sinh thành công đến 17h ngày 18/7.

Sau ngày 18/7, những trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo cáo phòng Giáo dục và Đào tạo (các trường trực thuộc Sở thì báo cáo Sở). Căn cứ tình hình cụ thể của từng trường, Phòng và Sở cho phép được tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu từ ngày 21 - 22/7; các trường mầm non được tuyển bổ sung đến khi đủ chỉ tiêu được giao.

Trong thời gian tuyển sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lưu ý các nhà trường chủ động phối hợp với công an cấp phường/xã trên địa bàn rà soát, xác thực thông tin của học sinh (nếu cần); tuyệt đối không được yêu cầu cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ học sinh đi xác minh. Sau khi có kết quả xác minh, đối với những trường hợp không hợp lệ, hội đồng tuyển sinh nhà trường cần kịp thời báo cho cha mẹ/người giám hộ của học sinh biết để liên hệ, đăng ký tại các trường phù hợp.

Các trường cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển vào hệ thống sổ điểm điện tử chậm nhất ngày 23/7.

Về hồ sơ tuyển sinh, đối với mầm non, lớp 1 gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu do trường phát hành đối với trường hợp tuyển sinh trực tiếp. In phiếu trên hệ thống đối với trường hợp tuyển sinh trực tuyến; Bản sao giấy khai sinh hợp lệ; giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có đối với lớp 1).

Với lớp 6, hồ sơ bổ sung Bản chính học bạ cấp tiểu học hoặc hồ sơ có giá trị thay thế học bạ; Quyết định cho phép học vượt cấp (nếu có).

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu công tác tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025 sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh trên một lớp. Tăng số học sinh được học 2 buổi/ngày. Tổ chức phân tuyến hợp lý, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh.

Phấn đấu huy động ít nhất 53% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 99% trẻ em độ tuổi mẫu giáo đi học. Ít nhất 80% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6...

Đồng thời Sở yêu cầu các trường tuyệt đối không được vận động, quyên góp và thu các khoản ngoài quy định khi tuyển sinh.

Đọc thêm

Điều chỉnh “xét tuyển đại học sớm” để bảo đảm công bằng cho tất cả các thí sinh

Việc quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm và quy định điểm chuẩn trúng tuyển cần bảo đảm được sự công bằng giữa các thí sinh trong các đợt xét tuyển. (Ảnh minh họa: Ngọc Hương)

(PLVN) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết, việc có quy định chặt chẽ hơn nếu sử dụng học bạ để xét tuyển thì cần có kết quả học tập của cả năm lớp 12 cũng là hướng tới bảo đảm công bằng cho các thí sinh (TS) ứng tuyển. Nếu chỉ xét đến 5 học kỳ ở cấp THPT mà bỏ qua học kỳ II của lớp 12 sẽ khiến cho nhiều em chủ quan và không tập trung học tốt đều các môn.

Góp ý cho Kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2025: Nên loại bỏ các phương thức tuyển sinh không bảo đảm chất lượng đầu vào

Tuyển sinh năm 2025 có nhiều thay đổi theo CTGDPT 2018. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) Việt Nam vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về giải pháp bảo đảm tính đồng bộ giữa nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), việc triển khai thực hiện chương trình, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH từ năm 2025.

Nâng cao hiểu biết pháp luật trong học sinh, sinh viên

Việc một bộ phận học sinh, sinh viên thiếu hiểu biết về pháp luật là một thực trạng đáng báo động. (Ảnh: BD)
(PLVN) - Thời đại công nghệ phát triển, giới trẻ có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cũng đối mặt với những hệ lụy, nhất là khi không được trang bị nền tảng kiến thức pháp luật. Một số bạn trẻ hiện nay “vô tư” thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật.

Ngăn ngừa thuốc lá mới xâm nhập học đường

Ảnh minh họa: Sở GD&ĐT Hà Nội
(PLVN) - Trước tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng diễn biến phức tạp, gia tăng nhanh ở giới trẻ, nhiều trường học tại các tỉnh/thành đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cho học sinh về tác hại của thuốc lá mới, góp phần đẩy lùi mối lo này ra khỏi trường học.

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô

20 năm kiến tạo tri thức của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) -  Ngày 30/11/2024 đánh dấu cột mốc vàng son trong lịch sử của Trường Đại học Thành Đô – hai thập kỷ nỗ lực không ngừng để kiến tạo một môi trường giáo dục chuẩn mực, kiên định với sứ mệnh kiến tạo không gian tích hợp WILL, gắn kết hài hòa giữa học tập, nghiên cứu, giảng dạy, thực hành, hướng nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Lễ kỷ niệm có sự tham dự của đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trung tâm và cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp đối tác, bệnh viện, nhà trường, báo chí…

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam

PGS.TS. Trần Việt Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Sáng ngày 30/11/2024, tại Trường Đại học Luật TP.HCM đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Chính sách pháp luật thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam – Kinh nghiệm và thực tiễn”. Đây là sự kiện do Nhóm đề tài cấp Bộ tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, lao động và môi trường.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Tăng trách nhiệm của các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh

Thay đổi dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025, bảo đảm công bằng cho thí sinh. (Ảnh minh họa: ĐHQGHN)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học 2025. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề xuất, các điểm xét, điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung, thống nhất.

Bộ Công an thông tin về đề thi đánh giá năm 2025

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Công an cho biết, trong năm 2025, đơn vị sẽ hướng dẫn các cơ sở đào tạo trong ngành bám sát chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện theo đúng các quy định trong tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.