Trả lời
Điều 14 Nghị định 137/2014/NĐ-CP ngày 21/10/2013, bên bán điện được ngừng, giảm cung cấp điện trong các trường hợp sau:
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp;
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp;
- Ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật.
- Bên mua điện có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật: phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực; vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện; cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện; trộm cắp điện; sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ; vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
Như vậy, bên bán điện chỉ được ngừng, giảm mức cung cấp điện nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Nếu bên bán điện tự ý ngừng, giảm mức cung cấp điện trái với quy định của pháp luật thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo khoản 3 Điều 14 Luật điện lực 2004, sửa đổi bổ sung 2012.
Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
Điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 quy định: Phạt tiền đơn vị bán lẻ điện 10-15 triệu đồng nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Theo thông tin bạn cung cấp, khu vực bạn ở thường xuyên bị cắt điện không rõ lý do cũng như không được báo trước. Như vậy bên công ty điện lực cung cấp điện đã vi phạm quy định của pháp luật về ngừng, giảm mức cung cấp điện, và hành vi này có thể bị xử phạt hành chính với mức 10-15 triệu đồng.